Đánh giá an toàn công trình theo Thông tư 10/2021/TT-BXD

I. Quy định pháp luật liên quan đến công tác đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng

Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật với các quy định chi tiết về việc đánh giá an toàn công trình, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (Luật số 62/2020/QH14); Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 06/2021/NĐ); Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ (Thông tư số 10/2021/TT-BXD).

Theo đó:

(i) Đối tượng công trình phải thực hiện đánh giá an toàn công trình (Khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD):

Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp (quy định tại Phụ lục VIII Nghị định số 06/2021/NĐ-CP); công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng (quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP) phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng. Đố với các công trình quy định tại Phụ lục III Thông tư số 10/2021/TT-BXD thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh đối với các công trình nằm trên địa bàn tỉnh hoặc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên) để thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.

(ii) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình:

– Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Khoản 3 Điều 37, Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP): ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đối với các công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;

– Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh (Khoản 3 Điều 38, Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP): Rà soát các công trình xây dựng thuộc đối tượng phải đánh giá an toàn công trình trên địa bàn; quy định lộ trình và yêu cầu chủ

sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện việc đánh giá; tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;

– Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình (Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD): tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình theo quy định. Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình. Gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá đối với các công trình quy định tại Phụ lục III Thông tư số 10/2021/TT-BXD.

(iii) Nội dung đánh giá an toàn công trình (Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP):

Nội dung đánh giá an toàn công trình gồm: (1) Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn; (2) Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm khói bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ, kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.

(iv) Điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện đánh giá an toàn công trình (Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD; Điều 75, Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP):

– Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng (quy định tại Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP);

– Đối với việc đánh giá an toàn kết cấu công trình: Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện của tổ chức kiểm định phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng có hạng phù hợp với cấp công trình (Đối với công trình kết cấu dạng nhà yêu cầu chứng chỉ hành nghề lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình theo quy định tại Mục 3.1 Phụ lục VI Nghị định số 15/2021/NĐ-CP) hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cùng cấp hoặc 02 công trình dưới 01 cấp trở lên; Cá nhân tham gia thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thí nghiệm, quan trắc công trình thì phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (quy định tại Điều 5 Nghị định số 62/2026/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP);

– Đối với việc đánh giá các điều kiện đảm bảo an toàn vận hành, khai thác công trình: Việc thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định theo quy định pháp luật chuyên ngành, ví dụ:

+ Đơn vị kiểm định thang máy, thang cuốn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP (chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện kiểm định định kỳ với tần suất 1-3 năm/lần theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

+ Đơn vị đo, kiểm tra mức cho phép tiếng ồn, ánh sáng tại nơi làm việc phải được cơ quan có thẩm quyền công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP (chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê đơn vị có đủ năng lực thực hiện đo kiểm định kỳ với tần suất 01 năm/lần theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016, Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế);

+ Kết quả kiểm tra định kỳ về an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình khai thác, sử dụng do cơ quan công an thực hiện (theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP),…

(v) Chi phí đánh giá an toàn công trình (Khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, Điều 18 Thông tư số 10/2021/TT-BXD):

– Theo quy định của pháp luật về xây dựng (điểm c khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Điều 18 Thông tư số 10/2021/TT-BXD) thì chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần chi phí thuộc chi phí bảo trì công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để thực hiện trong kế hoạch bảo trình công trình xây dựng hàng năm. Chí phí đánh giá an toàn công trình gồm: + Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có);

+ Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình;

+ Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có);

+ Các chi phí khác có liên quan.

– Chi phí đánh giá an toàn công trình được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn tại phụ lục IV, V, VI của Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng (hướng dẫn phương pháp lập dự toán).

(vi) Thời điểm và tần suất đánh giá (Khoản 3 Điều 17, Điều 20 Thông tư số 10/2021/TT-BXD):

Thời điểm đánh giá lần đầu là 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng và tần suất 05 năm/lần đối với các lần tiếp theo. Đối với công trình được đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật trên 08 năm kể từ ngày Thông tư số 10/2021/TT-BXD có hiệu lực thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình lần đầu trong thời gian không quá 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

II. Danh mục công trình phải đánh giá an toàn : 

– Kể từ 15/10/2021 phải tổ chức đánh giá an toàn công trình – quy định tại Mục 3 – Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Danh mục công trình phải thực hiện đánh giá an toàn công trình : quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 thì “Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng.

PHỤ LỤC XI

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN AN TOÀN, LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Nghị định số  /2024/NĐ-CP ngày    tháng   năm 2024 của Chính phủ)

Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là các công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính trong danh mục dưới đây:

Mã số Loại công trình Cấp công trình
I CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG  
I.1 Nhà ở Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác Cấp III trở lên
I.2 Công trình công cộng
I.2.1 Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu Cấp III trở lên
I.2.2 Công trình y tế Cấp III trở lên
I.2.3 Công trình thể thao Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài Cấp III trở lên
I.2.4 Công trình văn hóa Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương Cấp III trở lên
I.2.5 Công trình thương mại Trung tâm thương mại, siêu thị Cấp III trở lên
Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự

 

Cấp II trở lên
I.2.6 Công trình dịch vụ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác Cấp III trở lên
I.2.7 Công trình trụ sở, văn phòng làm việc Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc Cấp III trở lên
I.2.8 Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác Cấp III trở lên
I.2.9 Công trình phục vụ dân sinh khác Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh Cấp II trở lên
II CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
II.1 Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng Cấp III trở lên
II.2 Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo Cấp III trở lên
II.3 Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản Cấp III trở lên
II.4 Công trình dầu khí Cấp III trở lên
II.5 Công trình năng lượng Cấp III trở lên
II.6 Công trình hóa chất Cấp III trở lên
II.7 Công trình công nghiệp nhẹ Cấp III trở lên
III CÔNG TRÌNH HẠ TNG KỸ THUẬT
III.1 Công trình cấp nước Cấp II trở lên
III.2 Công trình thoát nước Cấp II trở lên
III.3 Công trình xử lý chất thải rắn Cấp II trở lên
III.4 Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp Cấp III trở lên
III.5 Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng Cấp II trở lên
III.6 Nhà để xe (ngầm và nổi) Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật Cấp II trở lên
IV CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
IV.1 Đường bộ Đường ô tô cao tốc Mọi cấp
Đường ô tô, đường trong đô thị Cấp III trở lên
Bến phà Cấp III trở lên
Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ Cấp III trở lên
Đường sắt Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương Mọi cấp
Ga hành khách Cấp III trở lên
Cầu Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao Cấp III trở lên
Hầm Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ Cấp III trở lên
Hầm tàu điện ngầm (Metro) Mọi cấp
IV.2 Công trình đường thủy nội địa Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) Cấp II trở lên
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chính trị) Cấp II trở lên
IV.3 Công trình hàng hải Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) Cấp III trở lên
Các công trình hàng hải khác Cấp II trở lên
IV.4 Công trình hàng không Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay) Mọi cấp
IV.5 Tuyến cáp treo và nhà ga Để vận chuyển người Mọi cấp
Để vận chuyển hàng hóa Cấp II trở lên
V CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
V.1 Công trình thủy lợi   Cấp III trở lên
V.2 Công trình đê điều Mọi cấp

 

 

1. Loại công trình phải thực hiện đánh giá an toàn (quy mô cấp III trở xuống không cần gửi báo cáo kết quả đánh giá cho cơ quan thẩm quyền) quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

PHỤ LỤC X

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN AN TOÀN, LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là các công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính trong danh mục dưới đây:

Mã số

Loại công trình

Cấp công trình

I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

I.1

Nhà ở Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp III trở lên

I.2

Công trình công cộng

I.2.1

Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu

Cấp III trở lên

I.2.2

Công trình y tế

Cấp III trở lên

I.2.3

Công trình thể thao Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp III trở lên

I.2.4

Công trình văn hóa Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương

Cấp III trở lên

I.2.5

Công trình thương mại Trung tâm thương mại, siêu thị

Cấp III trở lên

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự

Cấp II trở lên

I.2.6

Công trình dịch vụ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trúcăn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác

Cấp III trở lên

I.2.7

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc

Cấp III trở lên

I.2.8

Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp III trở lên

I.2.9

Công trình phục vụ dân sinh khác Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh

Cấp II trở lên

II

CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

II.1

Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng

Cấp III trở lên

II.2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

Cấp III trở lên

II.3

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Cấp III trở lên

II.4

Công trình dầu khí

Cấp III trở lên

II.5

Công trình năng lượng

Cấp III trở lên

II.6

Công trình hóa chất

Cấp III trở lên

II.7

Công trình công nghiệp nhẹ

Cấp III trở lên

III

CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

III.1

Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

III.2

Công trình thoát nước

Cấp II trở lên

III.3

Công trình xử lý chất thải rắn

Cấp II trở lên

III.4

Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp

Cấp III trở lên

III.5

Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng

Cấp II trở lên

III.6

Nhà để xe (ngầm và nổi)

Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật

Cấp II trở lên

IV

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

IV.1

Đường bộ Đường ô tô cao tốc

Mọi cấp

Đường ô tô, đường trong đô thị

Cấp III trở lên

Bến phà

Cấp III trở lên

Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ

Cấp III trở lên

Đường sắt Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm/ Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương

Mọi cấp

Ga hành khách

Cấp III trở lên

Cầu Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao

Cấp III trở lên

Hầm

 

Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ

Cấp III trở lên

Hầm tàu điện ngầm (Metro)

Mọi cấp

IV.2

Công trình đường thủy nội địa Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách)

Cấp II trở lên

Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị)

Cấp II trở lên

IV.3

Công trình hàng hải Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách)

Cấp III trở lên

Các công trình hàng hải khác

Cấp II trở lên

IV.4

Công trình hàng không Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay)

Mọi cấp

IV.5

Tuyến cáp treo và nhà ga Để vận chuyển người

Mọi cấp

Để vận chuyển hàng hóa

Cấp II trở lên

V

CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

V.1

Công trình thủy lợi Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

Hồ chứa nước

Cấp III trở lên

Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác

Cấp III trở lên

V.2

Công trình đê điều

Mọi cấp

 

2. Loại công trình phải thực hiện đánh giá an toàn (đồng thời phải gửi báo cáo kết quả đánh giá cho cơ quan thẩm quyền) quy định tại Mục 4 – Điều 17 & Phụ lục III Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

STT

Công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp II trở lên

2.

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Cấp II trở lên

3.

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Cấp I trở lên

4.

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Cấp II trở lên

5.

Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp II trở lên

6.

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Cấp II trở lên

7.

Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

Cấp I trở lên

8.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp I trở lên

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

 III. Khung chung và phạm vi áp dụng quy trình đánh giá an toàn kết cấu công trình

1. Khung chung:

Quy trình đánh giá an toàn kết cấu công trình được minh họa trong hình 1, bao gồm hai cấp độ, trong đó cấp độ 1 là kiểm tra, đánh giá bằng trực quan, và cấp độ 2 là đánh giá an toàn đầy đủ.

Quy trình đánh giá an toàn công trình

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng quy trình

Quy trình này được áp dụng đối với công trình dân dụng được nêu tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và các loại công trình khác có kết cấu dạng nhà, sử dụng vật liệu thông dụng như bê tông cốt thép, thép, khối xây. Công trình phải có đầy đủ thông tin, hồ sơ. Việc đánh giá an toàn công trình chịu động đất chỉ áp dụng đối với công trình đã được thiết kế kháng chấn.

Quy trình này không áp dụng đánh giá cho các công trình sau cháy và đánh giá tuổi thọ của công trình.

3. Đánh giá cấp độ 1

Nội dung đánh giá cấp độ 1 được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1: Một số dấu hiệu nghi ngờ về an toàn chịu lực của công trình hiện hữu

Một số lưu ý:

– Việc đánh giá định kỳ bằng trực quan chỉ căn cứ vào định tính, không có định lượng.

– Việc đánh giá trực quan có thể gặp khó khăn do một số cấu kiện chịu lực bị che khuất bởi các lớp hoàn thiện kiến trúc, vì vậy người đánh giá phải xác định khu vực nào cần dỡ bỏ lớp hoàn thiện kiến trúc để kiểm tra.

– Thực tế khó có thể kiểm tra được toàn bộ các khu vực trong công trình, vì vậy người đánh giá phải có kinh nghiệm để lựa chọn cấu kiện hoặc khu vực điển hình phân bổ trong công trình để kiểm tra. Nếu thấy phổ biến tình trạng quá tải hoặc cơi nới, thay đổi hoặc công trình có nhiều khuyết tật kết cấu hoặc dấu hiệu xuống cấp đáng kể thì cần xem xét đến việc kiểm tra toàn bộ kết cấu. Tất cả các cấu kiện, kết cấu quan trọng, đặc biệt hoặc tĩnh định (ví dụ: dầm chuyển, cột mảnh, kết cấu công xôn, kết cấu nhịp lớn, kết cấu cáp, gối tựa,…) đều phải được kiểm tra.

– Trong quá trình kiểm tra trực quan, có thể phát sinh các công việc sửa chữa hoặc gia cố xuất phát từ các hoạt động dỡ bỏ hoặc đục phá các lớp bao che để có thể nhìn thấy được các kết cấu cần kiểm tra.

4. Đánh giá cấp độ 2

Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết. Nội dung đánh giá sơ bộ ở cấp độ 2 không phải là nội dung đánh giá cấp độ 1 bằng kiểm tra trực quan.

4.1 Đánh giá sơ bộ

Các nhiệm vụ trong giai đoạn đánh giá sơ bộ gồm: (i) Nghiên cứu hồ sơ (gồm hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, hồ sơ thiết kế, hồ sơ xây dựng, hồ sơ khai thác, sử dụng, bảo trì, và lịch sử cải tạo, sửa chữa), (ii) Khảo sát hiện trường để xác định hệ kết cấu và các hư hỏng có thể có của kết cấu bằng quan sát trực quan, hoặc có thể kết hợp với các công cụ đơn giản, (iii) Kiểm tra sơ bộ để xác định những sai sót nghiêm trọng liên quan đến an toàn chịu lực và việc sử dụng bình thường. Việc kiểm tra sơ bộ cũng có thể bao gồm công việc tính toán phân tích và kiểm tra kết cấu.

Nếu không chắc chắn về kết quả đánh giá sơ bộ thì cần phải đánh giá chi tiết.

Kết quả đánh giá sơ bộ là xác định những khiếm khuyết nghiêm trọng liên quan đến an toàn chịu lực (do khảo

sát, do thiết kế, do thi công, hay do sử dụng, …), từ đó tập trung nguồn lực vào các khiếm khuyết này trong việc

đánh giá chi tiết tiếp theo.

4.2 Đánh giá chi tiết

Nội dung đánh giá chi tiết được tóm tắt trong bảng sau

 

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác. Nếu công trình của quý khách đang cần đánh giá an toàn công trình hoặc gặp sự cố thi công ngoài ý muốn thì hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng! 

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com; Admin@kiemdinhxaydungmiennam.com

Điện thoại: 0868393098

 

Zalo
0868.393.098