Kiểm định xây dựng – Công ty kiểm định xây dựng

Kiểm định xây dựng – Đảm bảo an toàn công trình 

Việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng không chỉ mang lại những giá trị thiết thực mà còn là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài. Tại Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam, chúng tôi tự hào cung cấp những giải pháp rõ ràng và thuyết phục cho các Chủ đầu tư và Quý khách hàng, giúp giải đáp những băn khoăn về kiểm định xây dựng

Với đội ngũ kỹ sư và chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ sở hữu năng lực chuyên môn cao mà còn mang đến sự tận tâm và đam mê với nghề. Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giám định và kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên toàn quốc, nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao độ bền và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công trình.

Tìm hiểu về kiểm định xây dựng

Dưới đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn

Khái niệm về kiểm định xây dựng

Kiểm định xây dựng là quá trình quan trọng trong ngành xây dựng, nhằm đánh giá và kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cũng như an toàn của các công trình. 

Mục tiêu chính của kiểm định là đảm bảo rằng công trình không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật hiện hành, mà còn có thể phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn trước khi công trình được hoàn thiện hoặc đưa vào sử dụng. 

Quy trình này đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật đều được thực hiện đúng cách, từ đó bảo vệ sự an toàn và độ bền của công trình.

Tầm quan trọng của kiểm định xây dựng

Kiểm định xây dựng đóng vai trò không thể thiếu trong ngành xây dựng, không chỉ vì lý do chất lượng mà còn vì sự an toàn của công trình.

Đảm bảo rằng mỗi công trình được kiểm tra kỹ lưỡng giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật ngay từ đầu, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng. 

Việc thực hiện kiểm định đầy đủ không chỉ bảo vệ tài sản và tính mạng con người mà còn góp phần duy trì uy tín của các doanh nghiệp và đảm bảo sự bền vững của các dự án xây dựng. Đầu tư vào kiểm định là một chiến lược thông minh để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng mỗi công trình xây dựng đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và an toàn.

kiểm định xây dựng
Kiểm định khả năng chịu lực công trình

Nội dung kiểm định xây dựng phục vụ đánh giá an toàn bao gồm những gì ?

Căn cứ Điều 36 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

Trình tự kiểm định công trình để đánh giá an toàn?

 

Kiểm định xây dựng phục vụ bảo trì công trình: Đảm bảo tính bền vững và tuân thủ các quy định của pháp luật

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình theo các quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Quá trình thực hiện cần lưu ý một số nội dung sau:

2.1. Đối với các công trình quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì, lập quy trình bảo trì chung cho từng loại công trình có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện để áp dụng thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

2.2. Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

2.3. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Xem thêm: Yêu cầu năng lực khi tham gia kiểm định xây dựng

Các trường hợp phải kiểm định xây dựng 

Quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 (tại Điều 5, khoản 5 Điều 33)

Điều 5 : Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;

c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;

g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.

Khoản 5 – Điều 33. Kiểm định xây dựng phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng như sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;

b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Chủ đầu tư được quyền tự giám sát thi công

kiểm định xây dựng
Công ty kiểm định xây dựng

Những công trình phải kiểm định xây dựng phục vụ đánh giá an toàn là khi nào?

Theo quy định Mục 3 – Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021

– Kể từ 15/10/2021 phải tổ chức đánh giá an toàn công trình

– Danh mục công trình phải thực hiện đánh giá an toàn công trình : quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 thì “Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng.

PHỤ LỤC X

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN AN TOÀN, LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là các công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính trong danh mục dưới đây:

Mã số

Loại công trình

Cấp công trình

I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 

I.1

Nhà ở Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp III trở lên

I.2

Công trình công cộng

I.2.1

Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu

Cấp III trở lên

I.2.2

Công trình y tế

Cấp III trở lên

I.2.3

Công trình thể thao Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp III trở lên

I.2.4

Công trình văn hóa Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương

Cấp III trở lên

I.2.5

Công trình thương mại Trung tâm thương mại, siêu thị

Cấp III trở lên

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự

Cấp II trở lên

I.2.6

Công trình dịch vụ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trúcăn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác

Cấp III trở lên

I.2.7

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc

Cấp III trở lên

I.2.8

Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp III trở lên

I.2.9

Công trình phục vụ dân sinh khác Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh

Cấp II trở lên

II

CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

II.1

Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng

Cấp III trở lên

II.2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

Cấp III trở lên

II.3

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Cấp III trở lên

II.4

Công trình dầu khí

Cấp III trở lên

II.5

Công trình năng lượng

Cấp III trở lên

II.6

Công trình hóa chất

Cấp III trở lên

II.7

Công trình công nghiệp nhẹ

Cấp III trở lên

III

CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

III.1

Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

III.2

Công trình thoát nước

Cấp II trở lên

III.3

Công trình xử lý chất thải rắn

Cấp II trở lên

III.4

Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp

Cấp III trở lên

III.5

Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng

Cấp II trở lên

III.6

Nhà để xe (ngầm và nổi)

Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật

Cấp II trở lên

IV

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

IV.1

Đường bộ Đường ô tô cao tốc

Mọi cấp

Đường ô tô, đường trong đô thị

Cấp III trở lên

Bến phà

Cấp III trở lên

Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ

Cấp III trở lên

Đường sắt  Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm/ Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương

Mọi cấp

Ga hành khách

Cấp III trở lên

Cầu Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao

Cấp III trở lên

Hầm

 

Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ

Cấp III trở lên

Hầm tàu điện ngầm (Metro)

Mọi cấp

IV.2

Công trình đường thủy nội địa Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách)

Cấp II trở lên

Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị)

Cấp II trở lên

IV.3

Công trình hàng hải Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách)

Cấp III trở lên

Các công trình hàng hải khác

Cấp II trở lên

IV.4

Công trình hàng không Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay)

Mọi cấp

IV.5

Tuyến cáp treo và nhà ga Để vận chuyển người

Mọi cấp

Để vận chuyển hàng hóa

Cấp II trở lên

V

CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

V.1

Công trình thủy lợi Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

Hồ chứa nước

Cấp III trở lên

Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác

Cấp III trở lên

V.2

Công trình đê điều

Mọi cấp

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

STT

Công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp II trở lên

2.

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Cấp II trở lên

3.

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Cấp I trở lên

4.

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Cấp II trở lên

5.

Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp II trở lên

6.

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Cấp II trở lên

7.

Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

Cấp I trở lên

8.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp I trở lên

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Những câu hỏi thường gặp khi kiểm định xây dựng mà nhiều người quan tâm

Dưới đây là một số câu hỏi mà Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam tổng hợp được

Trách nhiệm của chủ về kiểm định xây dựng phục vụ đánh giá an toàn công trình ra sao?

  • Chủ đầu tư tổ chức thực hiện, thuê đơn vị kiểm định có đủ điều kiện năng lực để thực hiện;
  • Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá cho tổ chức kiểm định là cơ sở để lập đề cương bao gồm : hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch lắp đặt thiết bị vào công trình và các hồ sơ tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ thông tin thì Chủ Đầu Tư có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng để phục vụ công tác đánh giá.
  • Tổ chức thẩm tra, phê duyệt đề cương;
  • Tổ chức giám sát thực hiện;
  • Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá (trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu thì CĐT gửi văn bản yêu cầu kiểm định đánh giá bổ sung hoặc đánh giá lại);
  • Gửi 01 bản kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
  • Lưu trữ hồ sơ đánh giá vào hồ sơ bảo trì công trình.

Tổ chức kiểm định xây dựng phục vụ đánh giá an toàn có trách nhiệm gì?

  • Lập đề cương đánh giá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng trình Chủ Đầu Tư phê duyệt;
  • Thực hiện đánh giá theo đề cương được duyệt;
  • Lập báo cáo kết quả đánh giá và trình Chủ Đầu Tư;
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá do mình thực hiện.

Làm sao có thể kiểm tra đơn vị kiểm kiểm định xây dựng có uy tín không? 

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trìnhCấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Hiện nay các đơn vị không đủ chức năng vẫn vô tư Kiểm định (do Chủ dầu tư không biết để kiểm tra) dẫn đến khi hậu kiểm Thanh tra sẽ phát hiện ra hoặc khi sự cố công trình xảy ra như link => Thanh tra Sở kiểm tra tại Quận Bình Thạnh

Kiểm định và Giám định Xây Dựng Miền Nam  – Sự lựa chọn uy tín và chất lượng

Khi nói đến kiểm định và giám định xây dựng tại miền Nam, chúng tôi tự hào là sự lựa chọn về uy tín và chất lượng. Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ kiểm định và giám định công trình xây dựng chính xác và hiệu quả. 

Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật, mà còn đảm bảo rằng mọi công trình được đánh giá toàn diện để đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. 

Sự tận tâm và chuyên nghiệp trong từng khâu của chúng tôi giúp các chủ đầu tư và nhà thầu yên tâm về độ tin cậy và tính chính xác của các báo cáo kiểm định, từ đó đảm bảo sự thành công và bền vững cho mọi dự án xây dựng.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về kiểm định xây dựng. Nếu công trình của quý khách đang cần kiểm định xây dựng hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng! Pháp lý rõ ràng

Xem thêm: Kiểm định công trình theo yêu cầu

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com; admin@kiemdinhxaydungmiennam.com

Điện thoại: 0868393098

Zalo
0868.393.098