Trình tự Đầu Tư

TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì được thực hiện theo quy trình riêng (xem Quy trình đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ), khi đầu tư xây dựng các công trình khác thì phải thực hiện theo quy trình đầu tư dự án

Tham khảo quy trình (tài liệu của FIIVN)

Thẩm quyền phê duyệt QH

Quy trình thực hiện KCN

1. Quá trình hình thành và triển khai thực hiện dự án

1.1. Kế hoạch đầu tư

Kế hoạch đầu tư là tập hợp các mục tiêu, định hướng, chiến lược và nội dung đầu tư, trong đó có danh mục các dự án đầu tư. Tùy thuộc mục tiêu, đối tượng và chủ thể đầu tư, việc xác định danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư như sau:

1)   Đối với cơ quan/tổ chức nhà nước:

– Danh mục dự án đầu tư công được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư công, thuộc các lĩnh vực theo Luật Đầu tư công điều 5

– Danh mục dự án đầu tư kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư kinh doanh để làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất

– Danh mục dự án đầu tư PPP được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP, thuộc các lĩnh vực theo Luật Đầu tư PPP điều 4 để làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo phương thức đối tác công tư

2)   Đối với nhà đầu tư:

– Khi xác định danh mục dự án đầu tư phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh có thể xem xét lựa chọn thực hiện dự án theo pháp luật về đầu tư kinh doanh hoặc theo pháp luật về đầu tư PPP

– Xem Các bước lựa chọn dự án trong kế hoạch đầu tư kinh doanh

1.2. Nội dung các công việc trong quá trình triển khai thực hiện dự án

Các công việc thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng dự án tùy thuộc đặc điểm, tính chất và nguồn vốn đầu tư

1)   Nội dung công việc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công

2)   Nội dung công việc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư kinh doanh

3)   Nội dung công việc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư PPP

2. Quy trình thủ tục đầu tư dự án

Dự án đầu tư xây dựng triển khai thực hiện theo các giai đoạn gồm từ Chủ trương đầu tư → Quyết định đầu tư → Thực hiện đầu tư → Kết thúc đầu tư

Quy trình thủ tục triển khai thực hiện dự án theo giai đoạn đầu tư gồm:

1)   Giai đoạn chủ trương đầu tư

2)   Giai đoạn quyết định đầu tư

3)   Giai đoạn thực hiện đầu tư

4)   Giai đoạn kết thúc đầu tư

3. Danh mục hồ sơ pháp lý dự án

3.1. Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư công

3.2. Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư kinh doanh

3.1. Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư PPP

—————————————————————————————————————————————————————————-

Thủ tục di dời công trình xây dựng

Đối với công trình cần di dời để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất thì trình tự thủ tục thực hiện theo Luật Xây dựng điều 117 như sau:

1.Lập và phê duyệt phương án di dời

– Đơn vị tư vấn lập phương án di dời công trình xây dựng gồm các nội dung theo Luật Xây dựng điều 97 khoản 5, trình chủ đầu tư

– Chủ đầu tư phê duyệt phương án di dời (trường hợp cần thiết thì thuê tư ván thẩm tra phương án trước khi phê duyệt)

2.Xin giấy phép xây dựng

– Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép di dời công trình theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 48, bao gồm:

– Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo Luật Xây dựng điều 103

– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy trình xem xét cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 54

3.Tổ chức thi công di dời

– Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công, đơn vị lập phương án di dời phối hợp tổ chức triển khai quá trình thi công di dời theo phương án được duyệt, tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường

– Trường hợp có sự cố xảy ra trong quá trình thi công thì quy trình thủ tục xử lý như sau:

+ Đối với sự cố công trình

+ Đối với sự cố máy, thiết bị, vật tư thi công

+ Đối với tai nạn lao động

Zalo
0868.393.098