Năng lực tham gia kiểm định công trình xây dựng

Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trình và Cấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cách kiểm tra, tra cứu trực tuyến :=> https://nangluchdxd.gov.vn/Tochuc

Hiện nay nhiều đơn vị không đủ chức năng kiểm định nhưng vẫn thực hiện là do Chủ đầu tư không hiểu rõ quy định pháp luật.

 

  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Hiện nay các đơn vị không đủ chức năng vẫn vô tư Kiểm định (do Chủ dầu tư không biết để kiểm tra) dẫn đến khi hậu kiểm Thanh tra sẽ phát hiện ra hoặc khi sự cố công trình xảy ra như link => Thanh tra Sở kiểm tra tại Quận Bình Thạnh

Kiểm định thực hiện không xác định mục tiêu – thao tác không chính xác (siêu âm, bật nẩy, xiết bulong,….) thực hiện không có mục tiêu – không có tính chất khoa học theo đúng tiêu chuẩn khi chọn phương pháp kỹ thuật thực hiện và kết luận không có trách nhiệm.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 34 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng:

  • Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. => Nghị định số 06/2021/NĐ-CP

34. Sửa đổi, bổ sung Khoản 21 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:

“Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a) Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I  trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b) Hạng II:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ  hạng II trở lên phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c) Hạng III:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại;

3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng”.

Như vậy, tổ chức kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định nêu trên.

Zalo
0868.393.098