TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN xxxx:202x
Xuất bản lần 1
YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI BỘ PHẬN PHỤ CỦA KHỐI XÂY
PHẦN 2: LANH TÔ
Specification for ancillary components for masonry
Part 2: Lintels
TCVN xxxx:202x
Mục lục
Lời nói đầu ……………………………………………………………………. 5
1 Phạm vi áp dụng ………………………………………………………….. 6
2 Tài liệu viện dẫn ………………………………………………………….. 6
3 Thuật ngữ, định nghĩa và kí hiệu ……………………………………. 7
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa …………………………………………….. 7
3.2 Ký hiệu ……………………………………………………………………. 9
4 Vật liệu ………………………………………………………………….. 12
4.1 Lanh tô thép …………………………………………………………. 12
4.2 Lanh tô bê tông …………………………………………………….. 12
4.3 Lanh tô khối xây …………………………………………………… 12
4.4 Lanh tô kết hợp và lanh tô liên hợp …………………………. 13
5 Yêu cầu ………………………………………………………………….. 13
5.1 Yêu cầu chung ………………………………………………………. 13
5.2 Kích thước, khối lượng và độ lệch giới hạn ………………. 14
5.3 Hiệu năng cơ học và các thông số về hiệu năng cơ học.. 14
5.4 Độ bền lâu …………………………………………………………….. 16
5.5 Lắp đặt và xử lý chống thấm ……………………………………. 17
5.6 Đặc tính về nhiệt …………………………………………………….. 17
5.7 Khả năng chống đóng băng/tan băng …………………………. 17
5.8 Đặc tính chống cháy ………………………………………………. 18
5.9 Khả năng chống thấm nước …………………………………….. 18
5.10 Tính thấm hơi nước ………………………………………………. 18
5.11 Các chất nguy hiểm ……………………………………………… 18
6 Mô tả và chỉ định ………………………………………………………. 19
7 Đánh dấu sản phẩm …………………………………………………… 22
8 Đánh giá sự phù hợp ………………………………………………….. 22
8.1 Tổng quan ………………………………………………………………. 22
8.2 Thử nghiệm ban đầu ………………………………………………… 22
8.3 Kiểm soát sản xuất tại nhà máy …………………………………. 24
8.4 Số mẫu thử cho thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm độc lập lô sản phẩm . 26
Phục lục A ……………………………………………………………………. 27
Phụ lục B ……………………………………………………………………… 27
B.1 Gối đỡ ……………………………………………………………………. 27
B.2 Lắp đặt ……………………………………………………………………. 27
B.3 Lanh tô liên hợp ………………………………………………………. 27
Phụ lục C………………………………………………………………………… 28
Phụ lục D………………………………………………………………………… 34
Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ phận phụ của khối xây – Phần 2: Lanh tô
Specification for ancillary components for masonry – Part 2: Lintels
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho lanh tô chế tạo sẵn với chiều dài nhịp tối đa 4,5 m, được làm từ thép, bê tông khí chưng áp, đá nhân tạo, bê tông, gạch đất sét nung, canxi silicát, đá tự nhiên hoặc hỗn hợp các vật liệu này. Dầm bê tông và dầm thép tuân thủ các tiêu chuẩn EN 1090-1, EN 12602 và EN 13225 nếu thích hợp, không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Lanh tô chế tạo sẵn có thể là lanh tô chế tạo sẵn hoàn toàn hoặc là phần chế tạo sẵn của lanh tô liên hợp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
a) Lanh tô được chế tạo tại công trường;
b) Lanh tô có phần chịu kéo được chế tạo tại công trường;
c) Lanh tô gỗ;
d) Lanh tô đá tự nhiên không gia cố.
Cấu kiện thanh thẳng có khoảng cách nhịp thông thủy lớn hơn 4,5 m trong khối tường xây và cấu kiện
thanh thẳng được sử dụng độc lập trong vai trò cấu kiện kết cấu (ví dụ như dầm) không thuộc phạm vi
của tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
– EN 206-1: Bê tông – Phần 1: Đặc tính kỹ thuật, hiệu suất, sản xuất và sự phù hợp.
– EN 771 (tất cả các phần): Đặc điểm kỹ thuật của khối xây.
– EN 772-1: Phương pháp thử nghiệm khối xây – Phần 1: Xác định cường độ chịu nén.
– EN 772-11: Phương pháp thử nghiệm khối xây – Phần 11: Xác định khả năng hút nước của cốt liệu bê tông, bê tông khí chưng áp, đá nhân tạo và đá tự nhiên dựa trên hiện tượng mao dẫn và tỷ lệ hấp thụ nước ban đầu của khối xây bằng gạch đất sét.
– EN 846-9: Phương pháp thử bộ phận phụ của khối xây – Phần 9: Xác định khả năng chịu uốn và chịu cắt của lanh tô
– EN 846-11: Phương pháp thử nghiệm các thành phần phụ trợ cho khối xây – Phần 11: Xác định các kích thước và độ vồng của lanh tô.
– EN 846-13: Phương pháp thử nghiệm các thành phần phụ trợ cho khối xây – Phần 13: Xác định khả năng chống va đập, mài mòn và ăn mòn của lớp phủ hữu cơ
– EN 846-14: Phương pháp thử nghiệm các thành phần phụ trợ cho khối xây – Phần 14: Xác định cường độ chịu cắt ban đầu phần lanh tô đuc sẵn của lanh tô liên hợp và khối xây phía trên nó.
– EN 990: Phương pháp kiểm tra khả năng chống ăn mòn của cốt thép trong bê tông khí chưng áp và bê tông cốt liệu nhẹ kết cấu hở.
– EN 998-2: Đặc tính kỹ thuật của vữa cho khối xây – Phần 2: Vữa xây.
– EN 1745: Khối xây và các sản phẩm khối xây – Phương pháp xác định các đặc tính về nhiệt.
– EN 10080: Thép cốt bê tông – Thép cốt hàn được – Yêu cầu chung.
– EN 10088 (tất cả các phần): Thép không gỉ.
– prEN 10138 (tất cả các phần): Thép dự ứng lực.
– EN 10346: Sản phẩm thép trơn mạ nhúng nóng liên tục – Yêu cầu kỹ thuật.
– EN 12602: Cấu kiện gia cường chế tạo sẵn của bê tông khí chưng áp.
– EN 13501-2: Phân loại chống cháy của các sản phẩm xây dựng và các bộ phận của tòa nhà – Phần
2: Phân loại sử dụng dữ liệu từ các thử nghiệm chống cháy, không bao gồm các dịch vụ thông gió.
– EN ISO 1461: Lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng trên các sản phẩm bằng sắt và thép chế tạo sẵn – Thông số kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm (ISO1461).
– EN ISO 1463: Lớp phủ kim loại và ôxít – Đo lường độ dày lớp phủ (ISO 1463).
3 Thuật ngữ, định nghĩa và kí hiệu
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa sau sẽ được áp dụng trong tiêu chuẩn này:
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các loại lanh tô được thể hiện tại Hình 1 đến 3. Các hình vẽ chỉ sử dụng cho mục đích minh họa loại lanh tô. Các vấn đề khác như khả năng chịu lực, hệ thống cách nhiệt và lớp chống ẩm không được đề cập.
CHÚ THÍCH 2: Các kích thước cơ bản định nghĩa tại Mục 3 được minh họa tại Hình 3 và Hình 4.
3.1.1 Lanh tô bê tông khí chưng áp
Lanh tô được sản xuất từ bê tông khí chưng áp có cốt thép.
3.1.2 Chiều dài chịu lực
Chiều dài đoạn cuối của lanh tô dựa trên gối của nó.
3.1.3 Chiều dài neo (lắp sẵn)
Chiều dài tối thiểu cần thiết để neo các thanh cốt thép.
3.1.4 Lỗ mở thông thủy
Khoảng cách thông thủy giữa hai gối của lanh tô.
3.1.5 Lanh tô kết hợp
Lanh tô bao gồm 2 hoặc nhiều hơn thành phần kết cấu khác nhau mà mỗi thành phần làm việc trong vùng nén hoặc vùng kéo.
3.1.6 Lanh tô liên hợp (composite)
Lanh tô bao gồm một phần chế tạo sẵn và một phần được hoàn thiện bằng khối xây hoặc bê tông đổ tại chỗ phía trên, làm việc đồng thời.
3.1.7 Chiều cao lanh tô liên hợp
Chiều cao tổng thể của vùng chịu kéo và chịu nén của một lanh tô liên hợp.
3.1.8 Lanh tô bê tông
Lanh tô được chế tạo bằng bê tông cốt thép hoặc bê tông dự ứng lực.
3.1.9 Giá trị khai báo
Giá trị cho một đặc tính của sản phẩm được xác định theo tiêu chuẩn này do nhà sản xuất cam kết đưa ra trong đó có tính đến sự thay đổi của quy trình sản xuất.
3.1.10 Nhịp tính toán
Là khoảng cách giữa các tâm gối tựa của lanh tô, hoặc khoảng hở thông thủy được kéo dài bởi lanh tô cộng với chiều cao tổng thể của lanh tô, bao gồm bất kỳ bộ phận bổ sung nào, lấy theo giá trị nào nhỏ hơn.
3.1.11 Sức kháng uốn
Tải trọng trung bình của tải trọng phân bố đều khi xảy ra phá hoại/hư hỏng của một mẫu lanh tô (hoặc tải trọng thấp hơn tại đó các thử nghiệm được dừng lại theo khuyến nghị của nhà sản xuất lanh tô).
3.1.12 Lanh tô
Cấu kiện thẳng đỡ tải trọng ở phía trên một lỗ mở trong một bức tường khối xây.
3.1.13 Chiều cao lanh tô
Chiều cao tổng thể của một cấu kiện lanh tô chế tạo sẵn.
3.1.14 Chiều dài lanh tô
Chiều dài tổng thể của một lanh tô chế tạo sẵn.
3.1.15 Khả năng chịu lực
Giá trị trung bình của tổng tải trọng phân bố đều tại trạng thái phá hoại hoặc độ võng cực hạn của mẫu thử lanh tô, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn.
3.1.16 Tỷ lệ tải trọng
Tỷ số giữa tải trọng tấm trong và tải trọng tấm ngoài của lanh tô đỡ tường hai tấm hoặc tường rỗng.
3.1.17 Lanh tô khối xây
Lanh tô bao gồm một hoặc nhiều khung vỏ được hoàn thiện bằng cách kết hợp đổ bê tông cốt thép hoặc bê tông dự ứng lực vào trong các khung vỏ.
3.1.18 Sức kháng cắt
Tải trọng cắt trung bình ở trạng thái phá hoại của mẫu thử lanh tô (hoặc tải trọng thấp hơn tại đó các thử nghiệm được dừng lại theo khuyến nghị của nhà sản xuất lanh tô).
3.1.19 Khung vỏ
Là cấu kiện được tạo hình trước với một hoặc nhiều máng (channel) trong đó được kết hợp với bê tông cốt thép hoặc bê tông dự ứng lực.
3.1.20 Lanh tô đơn
Là lanh tô được chế tạo sẵn sử dụng đơn lẻ.
3.1.21 Độ võng được khai báo
Độ võng tại 1/3 khả năng chịu tải trọng được công bố của lanh tô.
3.1.22 Lanh tô thép
Lanh tô được chế tạo bằng thép.
3.1.23 Khung vỏ kết cấu
Khung vỏ được làm từ vật liệu có cường độ chịu nén không nhỏ hơn của bê tông chèn trong khung..
3.2 Ký hiệu
CHÚ THÍCH: Các kích thước cơ bản được minh họa trong Hình 3 và Hình 4.