TCVN 3121-11:2022 Vữa xây dựng – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đóng rắn

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3121-11:2022

VỮA XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 11: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ UỐN VÀ NÉN CỦA VỮA ĐÓNG RẮN

Mortar for masonry – Test methods – Part 11: Determination of flexural and compressive strength of hardened

 

Lời nói đầu

TCVN 3121-11:2022 thay thế TCVN 3121-11:2003 và được xây dựng trên cơ sở EN 1015-11.

TCVN 3121-11:2022 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 3121:2022 Vữa xây dựng – Phương pháp thử, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 3121-1:2022, Phần 1: Xác định kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;

– TCVN 3121-2:2022, Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử,

– TCVN 3121-3:2022, Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn);

– TCVN 3121-6:2022, Phần 6: Xác định khối lượng thể tích vữa tươi;

– TCVN 3121-8:2022, Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động;

– TCVN 3121-9:2022, Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi;

– TCVN 3121-10:2022, Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn;

– TCVN 3121-11:2022, Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đóng rắn;

– TCVN 3121-12:2022, Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đóng rắn trên nền;

– TCVN 3121-17:2022, Phần 17: Xác định hàm lượng ion chloride hòa tan trong nước;

– TCVN 3121-18:2022, Phần 18: Xác định hệ số hút nước do mao dẫn của vữa đóng rắn.

VỮA XÂY DỰNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 11: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ UỐN VÀ NÉN CỦA VỮA ĐÓNG RẮN

Mortar for masonry – Test methods – Part 11: Determination of flexural and compressive strength of hardened

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cường độ uốn và nén của vữa đóng rắn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3121-2:2022, Vữa xây dựng – Phương pháp thử – Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử;

TCVN 3121-3:2022, Vữa xây dựng – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ lưu động;

TCVN 6016:2011 (ISO 679), Xi măng – Phương pháp thử  Xác định cường độ.

3  Nguyên tắc

Cường độ uốn của vữa được xác định từ lực phá hủy lớn nhất của mẫu lăng trụ theo phương pháp uốn ba điểm.

Cường độ nén được tính từ lực phá hủy lớn nhất và kích thước chịu lực của các nửa mẫu gãy sau khi thử uốn.

4  Thiết bị và dụng cụ

4.1  Khuôn, theo TCVN 6016:2011.

4.2  Chy đầm mẫu, được làm từ vật liệu không hút nước có tiết diện ngang là hình vuông với cạnh bằng (12 ± 1) mm, khối lượng là (50 ± 1) g. Bề mặt chy phẳng và vuông góc với chiều dài.

4.3  Tủ dưỡng hộ mẫu, có thể duy trì nhiệt độ (27 ± 2)°C và độ ẩm (95 + 5) % và (65 ± 5) %;

4.4  Mảnh vải cotton, cần bốn mảnh, mỗi mảnh có kích thước 150 mm x 175 mm.

4.5  Giấy lọc định tính, loại (200 ± 20) g/m2, khả năng thấm nước (160 ± 20) g/m2, kích thước 150 mm x 175 mm.

4.6  Tấm kính, có diện tích đủ lớn để đậy kín khuôn.

4.7  Máy thử uốn, có khả năng chất tải đến 5 KN, sai số không lớn hơn 2 %, tốc độ tăng tải (10 ÷ 50) N/s. Sơ đồ nguyên lý thử uốn thể hiện trên Hình 1.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 – Sơ đồ nguyên lý thử cường độ uốn

4.8  Máy thử nén

– Máy nén có khả năng tạo lực nén đến 100 KN, sai số không lớn hơn 2 %, tốc độ tăng tải phù hợp với quy định trong Bảng 2. Máy nén có gối đỡ trên có khả năng tự lựa khi tấm nén tiếp xúc với bề mặt mẫu thử.

– Hai tấm nén của máy được làm từ thép cứng (độ cứng bề mặt không nhỏ hơn 600 HV giá trị độ cứng Vicker), tiết diện hình vuông, cạnh là (40 ±0,1) mm, chiều dày không nhỏ hơn 10 mm.

Tm nén phải đảm bảo phẳng, khe hở bề mặt giữa 2 tấm nén không lớn hơn 0,01 mm.

5  Cách tiến hành

5.1  Chuẩn bị mẫu thử

Lấy khoảng 2 L mẫu đã được chuẩn bị theo TCVN 3121-2:2022. Trộn đều lại bằng tay từ (10 – 20) s trước khi thử.

a) Với vữa sử dụng nhiều hơn 50 % chất kết dính thủy lực trong tổng khối lượng chất kết dính: đổ mẫu vào khuôn có đáy kim loại làm 2 lớp, dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái. Dùng dao gạt vữa cho bằng miệng khuôn. Đậy kín khuôn bằng tấm kính và bảo dưỡng mẫu theo thời gian và chế độ quy định ở Bảng 1.

b) Với vữa sử dụng không nhiều hơn 50% chất kết dính thủy lực trong tổng khối lượng chất kết dính: đặt khuôn không đáy lên tấm vật liệu không hút nước, trên tấm đã được phủ 2 lớp vải cotton.

Bảng 1 – Thời gian tính theo ngày (d) và chế độ bảo dưỡng mẫu

Loại vữa

Nhiệt độ bảo dưỡng (27 ± 2) °C

Độ ẩm tương đối (%)

95 ± 5

65 ± 5

Trong khuôn

Ngoài khuôn

Ngoài khuôn

– Vữa dùng lớn hơn 50 % chất kết dính thủy lực

2 d

5 d

21 d

– Vữa dùng không lớn hơn 50 % chất kết dính thủy lực

5 d

2 d

21 d

CHÚ THÍCH: Nếu sau thời gian trên mẫu vẫn chưa tháo khuôn được thì tiếp tục giữ mẫu trong khuôn. Thời gian giữ mẫu trong khuôn không được lớn hơn 7 d.

Đ mẫu vào khuôn làm 2 lớp, dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái. Dùng dao gạt vữa thửa ngang miệng khuôn. Đặt 2 lớp vải cotton lên mặt khuôn rồi đặt tiếp theo 6 lớp giấy lọc lên lớp vải cotton. Đậy tấm kính lên trên lớp giấy lọc. Sau đó lật úp khuôn xuống (đáy khuôn lộn lên trên), bỏ tấm kính ra. Đặt 6 miếng giấy lọc lên trên lớp vải cotton và lại đậy tấm kính lên trên. Lật lại khuôn về vị trí ban đầu và dùng vật nặng tạo lực đè lên mặt mẫu với áp lực khoảng 26 g/cm2, tương đương 5000 g.

Lực đè được duy trì trong 3 h. Sau đó tháo bỏ tải trọng, tấm kính, giấy lọc và miếng vải bên trên mặt khuôn. Đậy tấm kính và lật lại khuôn để tháo bỏ miếng vật liệu không hút nước, giấy lọc và vải ra. Đậy lại tấm kính lên trên bề mặt khuôn và bảo dưỡng mẫu thử như quy định trong Bảng 1.

5.2  Tiến hành uốn và nén mẫu

5.2.1  Thử uốn mẫu: Mu khi được bảo dưỡng như quy định ở Bảng 1, được lắp vào bộ gá uốn, sơ đồ Hình 1. Mặt tiếp xúc với các gối uốn là 2 mặt bên tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu. Tiến hành uốn mẫu với tốc độ tăng tải từ (10 – 50) N/s cho đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải trọng phá hủy lớn nhất.

5.2.2  Thử nén mẫu: Mu thử nén là 6 nửa viên mẫu gãy sau khi đã thử uốn. Đặt tm nén vào giữa thớt nén dưới của máy nén, sau đó đặt mẫu vào bộ tấm nén, sao cho hai mặt mẫu tiếp xúc với tấm nén là 2 mặt tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu. Nén mẫu với tốc độ tăng tải quy định trong Bảng 2 đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải trọng phá hủy lớn nhất.

Bảng 2 – Tốc độ gia tải đối với các mác vữa

Mác vữa

Tốc độ gia tải (N/s)

Mác vữa

Tốc độ gia tải (N/s)

M1

50

M10

400

M2,5

100

M15

400

M5

200

M20

400

M7,5

300

M30

400

6  Biểu thị kết quả

6.1  Cường độ uốn của mỗi mẫu thử (Ru), tính bằng Mega Pascal (MPa), chính xác đến 0,05 MPa, theo công thức:

trong đó:

Pu: lực uốn gãy, tính bằng Niutơn (N);

l: khoảng cách giữa hai gối uốn, tính bằng milimet (mm);

b, h: chiều rộng, chiều cao mẫu thử, tính bằng milimet (mm).

Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, chính xác đến 0,1 MPa. Nếu có một kết quả sai lệch lớn hơn 10 % so với giá trị trung bình thì loại bỏ kết quả đó. Khi đó kết quả thử là giá trị trung bình cộng của hai mẫu còn lại.

6.2  Cường độ nén của mỗi mẫu thử (Rn), tính bằng Mega Pascal (MPa), chính xác đến 0,05 MPa, theo công thức:

trong đó:

Pn: lực nén phá hủy mẫu, tính bằng Niutơn (N);

A: diện tích tiết diện nén của mẫu, tính bằng milimet vuông (mm2).

Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 6 mẫu thử, chính xác đến 0,1 MPa. Nếu kết quả của viên mẫu nào sai lệch lớn hơn 15 % so với giá trị trung bình của các viên mẫu thì loại bỏ kết quả của viên mẫu đó. Khi đó kết quả thử là giá trị trung bình cộng của các viên mẫu còn lại. Nếu kết quả của cả 6 mẫu thử đều sai lệch lớn hơn 15 % so với giá trị trung bình của các viên mẫu thì tiến hành thử lại trên mẫu lưu.

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

– địa điểm, thời gian lấy và chuẩn bị mẫu;

– tên tổ chức/cá nhân và phương pháp lấy và chuẩn bị mẫu;

– loại vữa;

– ngày và thời gian, tên người thử nghiệm;

– kết quả thử (từng giá trị cường độ uốn/nén lấy chính xác đến 0,05 MPa và giá trị trung bình lấy chính xác đến 0,1 MPa);

– viện dẫn tiêu chuẩn này;

– các chú ý khác nếu có.


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4459-1987

HƯỚNG DẪN PHA TRỘN VÀ SỬ DỤNG VỮA XÂY DỰNG

Guidance for mixing and using of building mortars

1. Quy định chung

2.1. Tiêu chuẩn này áp dng cho việc pha trộn và sử dng các loại va xây dựng thông thường, vữa hoàn thiện, vữa chịu axit, vữa chịu nhiệt, vữa bơm và vữa chng thấm.

Đối với các công trình xây dựng ở vùng cóp động đất và các công trình có yêu cầu dùng các loại vữa đặc biệt khác ngoài tiêu chuẩn này, phải tuân theo chỉ dẫn riêng.

2.1. Vật liệu dùng để pha trộn vữa (chất kết dính, cốt liệu, phụ gia, nước) phải bảo đảm yêu cầu theo các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành.

2.1. Việc sử dụng xi măng đ pha trộn vữa phải tuân theo các chỉ dẫn trong tiêu chuẩn “quy định sử dụng hợp lí xi măng trong xây dựng” nhằm bảo đảm chất lượng công trình và tiết kiệm xi măng.

2.1. Hỗn hợp vữa là hỗn hợp được chọn một cách hợp lí, trộn đều ca chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ với nước. Trong trường hợp cần thiết, có thêm các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ.

2.1. Vừa là hỗn hợp ở trạng thái đã đông cứng.

2.1. Các đặc tính quan trọng của hỗn hợp vữa: Như độ lưu động, độ phân tầng, độ tách nước (khả năng giữ nước) được xác định theo tiêu chuẩn “vữa và hỗn hợp vữa xây dựng. Phương pháp thử cơ lí -TCVN 3121 :

2.1. Độ bền chịu uốn, độ bền chịu nén của vữa (mác vữa) được xác định theo tiêu chuẩn “vữa hỗn hợp xây dựng. Phương pháp thử cơ lí -TCVN 3121 : 1979”.

2.1. Việc chế tạo, dưỡng hộ và phương pháp thử mẫu vữa và hỗn hợp vừa phải tuân theo tiêu chuẩn “vữa hỗn hợp xây dựng. Phương pháp thử cơ lí -TCVN 3121: 1979”.

Chất lượng vữa phải kiểm tra bằng các mẫu lấy ngay tại chỗ thi công.

Hỗn hợp vừa mới chộn phải bảo đảm độ lưu động yêu cầu và khả năng giữ nước sao cho khi xây, vữa chắc đặc và bằng phẳng.

Đối với vữa đã bị phân tầng do vận chuyển, trước khi dùng phải trộn lại tại chỗ thi công. Không cho phép dùng vữa đã đông cứng, vữa bị khô.

2.1. Khi pha trộn hỗn hợp vữa. phải bo đm cân hoặc đong các thành phn cốt liệu chính xác. Khi cho thêm các chất phụ gia, cn theo chi dẫn ca thí nghim và quy định của thiết kế.

1.10. Chỗ trộn và trữ vữa trong quá trình sử dng, cần được che mưa nắng. Khi thi công trong mùa hè, mùa khô, mùa gió khô nóng, cần bảo độ ẩm cho vữa bằng cách: nhúng nước gạch đá trước khi xây, tưới ướt bề mặt tiếp xúc với vữa, dùng vữa có độ lưu đng cao.

1.11. Mác xi măng dùng để pha trộn vữa được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành.

2. Vữa thông thường

2.1. Vữa thông thường (gọi tắt là vữa), dùng để xây gạch đá, chọn các mối nối khi lắp ghép các cấu kiện lớn bằng gạch đá và bê tông.

2.2. Vữa được phân loại như sau:

Theo khối lượng thể tích (khi đã sấy khô tới khối lượng không đổi) gồm hai loại:

Vữa nhẹ: Khối lượng thể tích nhỏ hơn 1500 kg/m2:

Vữa nặng: Khối lượng thể tích lớn hơn hoặc bằng 1500 kg/m2:

Theo chất kết dính dùng cho vữa, gồm: vữa vôi, vữa xi măng, vữa hỗn hợp (xi măng – vôi, xi măng – sét):

Theo giới hạn bền chịu nén gồm:vữa mác 10,25,50,75,100,150,200;

Ngoài ra, còn các loại va sử dụng chất kết dính khác (vữa vôi- xỉ vôi – puzolan…)

2.3. Để chế tạo vữa vôi và vữa xi măng-vôi, có thể dùng vôi đông rắn trong không khí (gọi tắt là vôi) hoặc vôi thuỷ. Nếu sử dựng vôi thuỷ để chế tạo vữa, phải sau khi thi công 7 ngày mới cho tiếp xúc với nước. Các yêu cầu kĩ thuật và một số đặc điểm của vôi thuỷ được quy định trong phụ lục 5.

2.4. Cát dùng làm cốt liệu cho vữa phải tuân theo tiêu chuẩn “Cát xây dựng -yêu cầu kĩ thuật. TCVN 1770 : 1975.

2.5. Khi pha trộn vữa xây gạch đá hoặc chèn các mối nối, cần lựa chọn chất kết dính tuỳ theo mác vữa và điều kiện sử dựng như ch dẫn trong bảng 1

2.6. Muốn tăng độ lưu động của hỗn hợp vữa, có thể cho thêm các phụ gia hoá dẻo vô cơ vôi, đất sét) hoặc các phụ gia hoá dẻo hữu cơ.

2.7. Đ xác định thành phần phối hợp vật liệu hỗn hợp va xi măng và vữa xi măng vôi có mác cho trước, phải theo các quy định sau đây:

(1)

Trong đó:

Qx : Khối lượng xi măng cho 1 m3 cát (kg);

Rv : mác vữa yêu cầu (kg/cm2);

Rx: hoạt tính thực tế của xi măng (kg/cm2)

K: Hệ số chất lượng vật liệu phụ thuộc vào phương pháp thử xi măng, loại xi măng và chất lượng cát (phụ lục 3).

Bng 1

Chất kết dính

Sử dng thích hợp

Cho phép sử dụng

1

2

A. Cho các kết cấu trên mặt đất, độ ẩm không khí nhỏ hơn và bằng 60%, các móng trong đất ít ẩm.

1. Mác vữa 25 và lớn hơn

– Xi măng Pooclăng

– Xi măng Pooclăng hoá dẻo và kị nước

– Xi măng Pooclăng xỉ

2. Vữa mác 10 và thấp hơn

– Vôi thủy

– Chất kết dính vôi xỉ

– Chất kết dính vôi tro

– Chất kết dính vôi

B. Cho các kết cấu trên mặt đất, độ ẩm không khí cao hơn (60%), các loại móng trong đất có độ ẩm cao.

1. Vữa mác 25 và cao hơn

– Xi măng Pooclăng hoá do và kị nước

– Xi măng Pooclăn– Puzolan.

2. Vữa mác 10

– Chất kết dính vôi xỉ

 

– Chất kết dính vôi xỉ

 

– Chất kết dính

– Vôi Puzolan, vôi tro

– vôi thủy

– Xi măng pooclăng

C. Cho các loại móng trong môi trường có nước sunphar xâm thực (không phụ thuộc mác vữa)

– Xi măng Pooclăng bền sunphat

– Xi măng Pooclăng

 puzolan

D. Chèn các mối của các cấu kiện lắp ghép

– Xi măng Pocclăng

– Xi măng Pocclăng hoá dẻo và kị nước

– Xi măng Pooclăng – xỉ

– Xi măng Pooclăng

 Puzolan

Chú thích:

1) Khi dùng vữa Xi măng Pooclăng –xỉ và Xi măng Pooclăng – puzolan, cho các kết cấu trên mặt đất trong thời tiết nóng khô phải bảo đảm đủ ẩm cho vữa đông rắn như : tăng lượng nước trong vữa và nhúng ướt gạch trước khi xây.

2) Xi măng dùng cho vữa xây dựng và các loại vữa kết dính vôi xỉ, vôi Puzolan, với tro chỉ nên dùng cho vữa mác thấp (nhỏ hơn và bằng 25), đồng thời phải bảo đảm thật tốt chế độ ẩm cho vữa đông rắn.

3) Không dùng các chất kết dính vôi xỉ, vôi Puzolan khi nhiệt độ không khí dưới 10oC (vì các chất kết dính này đóng rắn chậm). Khi pha trộn vữa dùng các chất kết dính nói trên, có th cho thêm từ 15 đến 25% xi măng Pooclăng (theo thể tích kết dính) và từ 15 đến 25 % cát (theo khối lượng).

4) Đối với vữa mác 10, khi không có chất kết dính mác thấp, có thể dùng xi măng mác từ 200 đến 300, nhưng phải có cơ sở tính toán kinh tế, kĩ thuật.

2.7.2. Lượng hồ vôi hoặc hồ sét được xác định theo công thức:

(2)

Trong đó:

Vh: lượng hồ vôi hoặc hồ sét (có khối lượng thể tích là 1400 kg/m3) cho 1m3 cát (m3);

Qx : Lượng xi măng ch1m3 cát (kg);

Khi dung gạch đá có độ hút nước cao trong mùa hè, mùa khô. lượng hồ vôi có thể tăng thêm 1,5 Iần theo khối lượng.

2.7.3. Căn cứ vào lượng chất kết dính và chất hóa dẻo (hồ vôi, hồ sét) đã tính, lập tỉ lệ thành phần vữa theo thể tích (Vx : Vh : 1). Từ đó, có thể tính tỉ lệ phối hợp theo thể tích của vữa với:

Vữa xi măng – cát :

Vx : Vc = 1 :  

Vữa hỗn hợp:

Vx – lượng xi măng cho 1m3 cát (tính theo m3) và xác định bằng công thức:

(3)

Trong đó:

Qx – Lượng xi măng cho 1 m3 cát (kg)

Vox – khối lượng riêng của xi măng lấy bằng :

Với xi măng 200 – = 1100 kg/m3

Với mác xi măng = 900 kg/m3

Mác 100 và nhỏ hơn Vox = 700 kg/m3

2.8. Hồ vôi phải có khối lượng thể tích 1400kg/m3 hoặc độ lún sâu của côn tiêu chuẩn vào hồ vôi là 12cm.

Khi sử dụng hồ vôi có khối lượng thể tích khác 1400kg/m3, lấy lượng vôi (m3) có khối lượng thể tích 1400kg/m3 nhân với hệ số cho ở phụ lục 4.

2.9. Để hỗn hợp vữa đạt được độ lưu động yêu cầu thì lượng nước cho 1 m3 cát (phụ thuộc vào thành phần vữa, loại chất kết dính và cốt liệu) được xác định theo kinh nghiệm.

Đối với vữa xi măng, khi tạo mẫu kiểm tra phải cho thêm nước dần tới khi hỗn hợp vữa có độ lưu động yêu cầu, từ đó tính ra lượng nước cho 1 m3 cát.

Đối với vữa hỗn hợp, lượng nước cho 1m3 các công trình được tính gần đúng theo công thức.

N = 0,65 (Qx + Qh) lít (4)

Trong đó

Qx, Qh – Lượng xi măng và hồ vơôi hoặc hồ sét tính cho 1 m3 cát (kg)

Q= Vh.Vox  (5)

Trong đó

Vox – thể tích của hồ vôi hoặc hồ sét (kg/m3)

2.10. Từ các số liệu tính toán cho 1m3 cát, phải đúc mẫu kiểm tra theo chỉ dẫn ở phụ lục 1 và điều chỉnh lại các thành phần của vữa. Bảng tính sẵn các thành phần vật liệu cho 1 m3 vữa mác nhỏ hơn hoặc bằng 75 được quy định trong phụ lục 2.

2.11. Khi dùng vữa xi măng có phụ gia hoá dẻo hữu cơ sinh bọt khí (loại không có vôi) độ bền tính toán của khối xây các loại gạch đá cốt thép phải giảm đi 10%.

Chú thích: Các phụ gia hoá dẻo hữu cơ sinh bọt khí chỉ cho phép sử dụng trong vữa xi măng hoặc xi măng – vôi dùng cát thiên nhiên, không dùng trong vữa xi măng-sét, vữa dùng trong chất kết dính vôi – xỉ, vôi tro và các chất kết dính khác.

2.12. Lượng dùng, cách pha chế, sử dụng và bảo quản các phụ gia hoá dẻo hữu cơ phải tuân theo các chỉ dẫn riêng cho từng loại phụ gia. Nên tiến hành thí nghiệm để kiểm tra độ lưu động, khối lượng thể tích, độ phân tầng của hỗn hợp vữa và mác vữa khi dùng các loại phụ gia này.

2.13. Thành phần của vữa vôi cho trong bảng 2.

Bng 2

Loại vữa

T lệ vữa theo thể tích (vôi, cát)

Mác vữa ở tuổi

Không có phụ gia hoá dẻo hữu cơ

Có phụ gia hoá dẻo hữu cơ

28 ngày

3 tháng

6 tháng

Vôi          
– Loại 1

1:4,5

1:5

4

4

10

– Loại 2

1:4

1:4,5

4

4

10

Vôthuỷ yếu

1:4,5

1:5

4

10

10

Chú thích: T lệ vôi trong bảng 2 tính với hồ vôi có khối lượng thể tích 1400kg/m3.

Nếu khối lượng thể tích hồ vôi khác 1400kg/m3, phải điều chỉnh theo quy định ở điều 2.7 của tiêu chuẩn.

2.14. Khi vận chuyển hỗn hợp vữa từ nhà máy đến công trường, phải trở bằng ôtô chuyên dùng hoặc ôtô tự đổ có thiết bị riêng để phục vụ cho trở vữa, không nên đổ thẳng hỗn hợp vữa ra đất, nên dùng hết vữa trước khi ninh kết.

2.15. Khi pha trộn vữa phải bảo đảm:

– Cân hoặc đong vật liệu theo đúng thành phần;

– Khi thay đổi loại phụ gia, mác chất kết dính, độ ẩm và khối lượng thể tích của cốt liệu …. phải điều chỉnh lại thành phần vữa.

2.16. Nên trộn hỗn hợp vữa bằng máy, trường hợp không có điều kiện hoặc khối lượng sử dụng vữa ít, có thể trộn hỗn hợp vữa bằng tay.

2.17. Khi trộn hỗn hợp vữa bằng máy phải theo trình tự: Cho nước vào máy trộn, sau đó đổ cốt liệu chất kết dính, phụ gia vào máy. Khi vữa có phụ gia hoá dẻo hữu cơ, trước hết trộn phụ gia với nước khoảng từ 30 đến 45 giây, sau đó mới cho vật liệu khác vào máy. Chỉ ngừng trộn sau khi hỗn hợp vữa đồng nhất, nhưng thời gian trộn không nhỏ hơn 2 phút.

Chú thích:

1) Cho máy chạy rồi mới đổ vật liệu vào.

2) Không được thay đổi tốc độ quay của máy trộn.

3) Khối lượng (hoặc thể tích) mỗi lần trộn không quá khối lượng (hoặc thể tích) cho phép của mỗi loại thùng trộn.

4) Phải thường xuyên kiểm tra máy trộn. Không để vữa khô cứng, bám trong thùng.

2.18. Khi trộn hỗn hợp vữa bằng tay, sân trộn cần bằng phẳng, không thấm nước và kín nước. Đồng thời phải rộng để công nhân thao tác dễ dàng.

Dụng cụ trộn hỗn hợp vữa phải sạch, không được dính bám đất và vữa cũ.

Cách trộn hỗn hợp vữa bằng tay như sau: trộn đều xi măng với cát rồi đánh thành hốc (để trũng ở giữa). Hoà hồ vôi với nước thành nước vôi. Đổ nước vôi (hoặc nước nếu trộn vữa xi măng cát) vào hốc và trộn đều cho tới khi nhận được hỗn hợp đồng mẫu. Nếu có sử dụng phụ gia hoá dẻo thì phải hoà phụ gia vào nước trước.

Trộn xong đánh gọn vào thành từng đống.

Chú thích:

1) Không tuỳ tiện đổ thêm nước vào để trộn cho dễ.

2) Chú ý đến lượng ngậm nước của cát để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

2.19. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng vữa và điều kiện thời tiết hoặc độ ẩm không khí mà quy định độ lưu động của hỗn hợp vữa như sau:

– Vữa bơm theo ống dẫn: 14 cm;

– Vữa xây đá tự nhiên: từ 9 – 13cm;

– Vữa xây gạch nung: từ 7 – 8 cm;

– Vữa xây đá hộc, gạch, bê tông: từ 4 – 6cm;

– Vữa để đổ vào lỗ rỗng trong khối xây đá hộc: từ 13 – 14cm;

– Vữa xây đá hộc bằng phương pháp rung: từ 1 – 3 cm.

Khi xây trong điều kiện khí hậu nóng, vật liệu khô, vật liệu nhiều lỗ rỗng, phải lấy các trị số lớn.

Khi vật liệu chắc đặc và rỗng (đá nhúng nước kĩ) xây trong điều kiện ẩm ướt, trong mùa đông – lấy giá trị nhỏ.

2.20. Khi thay đổi tỉ lệ phối hợp, chất lượng độ ẩm của cốt liệu và chất kết dính, phụ gia, phải thử lại độ lưu động của hỗn hợp vữa.

2.21. Hỗn hợp vữa để nâu chưa dùng tới hay khi vận chuyển hỗn hợp vữa có độ phân tầng lớn hơn 30cm3, cần trộn lại ngay tại nơi thi công trước khi dùng.

2.22. Trường hợp gạch hoặc vật liệu xây hút nước nhiều, cần thử khả năng giữ nước của hỗn hợp để tính toán tỉ lệ phối hợp vữa cho bảo đảm độ bền tính toán của vữa.

2.23. Nếu dún phụ gia hoá dẻo hữu cơ, nên kiểm tra khối lượng thể tích của hỗn hợp vữa và mác vữa.

2.24. Kiểm tra mác vữa phải tiến hành:

– Trước khi xây lắp cấu kiện, chọn tỉ lệ phối hợp vữa, đúc mẫu kiểm tra;

– Khi có thay đổi chất lượng vật liệu, tỉ lệ phối hợp vữa trong quá trình xây hay lắp ghép.

2.25. Có thể kiểm tra độ bền vững của vữa trong gạch xây hay trong mối nối của các tấm lắp ghép bằng cách nén các khối lập phương có kích thước từ 30 – 49 mm. Mẫu vữa được chế tạo như sau: lấy hai miếng vữa hính vung ở mạch nằm ngang của khối xây, chiều dầy miếng vữa bằng chiều dầy mạch vữa, cạnh mỗi miếng lớn hơn 1,5 chiều dầy, dán hai tâm lại thành một khối lập phương và xoa lên bề mặt khối đó lớp hồ thạch cao mỏng (từ 1 – 2 mm), sau mỗi ngày đêm đem ra thử độ bền của vữa, lấy giá trị trung bình cộng kết quả của 5 mẫu thử. Khi quy đổi sang độ bền của mẫu vừa lập phương có kích thước 70.7 mm phải lấy kết quả thử độ bền của mẫu vừa lập phương có kích thước từ 30 – 40 mm nhân với hệ số 0,8.

3. Vữa hoàn thiện

Vữa hoàn thiện phải bảo đảm độ bám dính với bề mặt công trình, bền nước, bền ánh sáng và không khí.

3.1. Vữa trát thông thường (gọi tắt là vữa trát), dùng để trát các mặt của các công trình dân dụng, công nghiệp khi không có các yêu cầu đặc biệt.

3.1.1. Chất kết dính dùng cho vữa trát phải căn cứ vào điều kiện sử dụng, độ ẩm của môi trường như chỉ dẫn ở bảng 3.

Bng 3

Các dạng trát

Loại bề mặt trát

Loại chất kết dính

Bên ngoài tường, chân tường, mái hắt….

Thường xuyên chịu ẩm. Tường trong nhà, trần nhà có độ ẩm trên 60%. Bên ngoài tường của các công trình không bị ẩm thường xuyên

Bên trong tường, tiền sảnh, trần trong phòng có độ ẩm 60% trở xuống

Gạch, đá, bê tông

a) Gạch,đá

b) Thạch cao

 

c) Gạch, đá, bê tông

Pooclăng – Puzolan – Pooclăng xỉ

Vôi, vôi xỉ – Pooclăng mác 300, chất kết dính địa phương

Vôi, vôi – thạch cao

Pooclăng mác 300 – vôi

3.1.2.  Kích thước lớn nhất của các vùng cho vữa trát lót không được lớn hơn 2.5mm, trát mặt không lớn hơn 1,2 mm.

3.1.3. Vôi dùng cho trát phải đạt yêu cầu theo quy định ở điều 2.8 của tiêu chuẩn này.

3.1.4. Độ lưu động của hỗn hợp vữa trát phụ thuộc vào công dụng, phương pháp trát và được quy định trong bảng 4.

Bng 4

Loại vữa

Độ lưu động của hỗn hợp vữa trát (cm)

Trát cơ giới

Trát tay

Vữa để phun, vẩy

Từ 9 – 14

Từ 8 – 12

Trát lớp lót

Từ 5 – 8

Từ 5 – 8

Trát lớp mặt

Từ 7 – 8

Từ 7 – 8

3.1.5. Để tăng độ lưu động cho vữa trát, có thể dùng các phụ gia hữu cơ theo chỉ dẫn trong các điều 2.11; 2.12 của tiêu chuẩn này.

3.1.6. Tuỳ theo mục đích và điều kiện sử dụng của công trình mà lựa chọn vữa trát theo bảng 5.

Bng 5

Mặt trát

Loại thành phần vữa

Xi măng

Xi măng – vôi

Vôi

A. Trát bên ngoài tường, chân tường, mái đua…. Chịu ẩm thường xuyên, trát bên trong nhà có độ ẩm lớn hơn 60%, Gạch, đá, bê tông.

B. Trát bên ngoài tường nơi không bị ẩm thường xuyên, bên trong nhà có độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 60% gạch, đá, bê tông

1 : 3,5 :6

1 : 0,5 : 6

1 : 2 :9

1: 2

3.2. Vữa trang trí dùng để trát trang trí các phòng của các công trình văn hoá công cộng như nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ…. hoặc trang trí mặt ngoài các công trình công dụng và công nghiệp.

3.2.1. Các chất tạo mẫu tự nhiên hoặc nhân tạo phải bảo đảm tính bền ánh sáng, chịu axit hoặc kiềm theo yêu cầu, đồng thời không ảnh hưởng đến cường độ của vữa, tuỳ thuộc vào yêu cầu thiết kế, chất lượng bột mầu mà pha trộn bột mầu cho thích hợp. Lượng các chất mầu không lớn hơn 2 – 6% khối lượng xi măng trong vữa, đối với loại bột mầu tốt và không quá 2% đối với loại bột mầu yếu. Bột mầu trắng thường dùng là xôi, xi măng trắng, đá trắng thiên nhiên.

3.2.2. Tuỳ theo mục đích sử dụng và phương pháp trát mà chọn độ lưu động của vữa trang trí theo bảng 6.

3.2.3. Kích thước cốt liệu để làm lớp đệm và lớp mặt cho vữa trang trí, theo yêu cầu thiết kế. Nếu tròn thiết kế không quy định thì phải tuân theo quy định ở điều 3.1.2. của tiêu chuẩn này.

3.2.4. Đối với bề mặt trang trí có yêu cầu mĩ thuật cao (màu sắc óng ánh) thì cho thêm vào vữa các mảnh kính vỡ hoặc mica.

Bảng 6

Loại vữa và công dụng của vữa

Độ lưu động của vữa (cm)

Trát cơ giới

Trát tay

Vôi cát

a) Làm lớp lót

b) Làm lớp mặt

Lớp mặt dùng những hạt khoáng mịn

a) Hạt mịn

b) Hạt vừa

c) Hạt lớn

Từ 6 – 10

Từ 7 – 9

Từ 6 – 7

Chọn độ lưu động bằng cách trát thử vữa lên tường (bằng tay)

Từ 8 – 12

Từ 7- 9

3.2.5. Vữa trát trang trí đơn giản, có yêu cầu kĩ thuật giống vữa trát thông thường. lớp lót trát bằng vữa vôi xi măng, lớp mặt trát bằng vữa có trộn bột màu hoặc thay 30% lượng cát trong vữa bằng bột cát. Cát để trộn vữa có kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1,2mm. Muốn tạo đường nét trên mặt vữa thì cho thêm một lượng cát cỡ hạt 3mm, khi xoa bằng bàn xoa sẽ tạo nên các đường vân trang trí.

3.2.6. Trát gai gồm các lớp sau:

– Lớp lót bằng vữa xi măng mác 50, không xoa nhẵn mà ch cán phẳng mặt;

– Lớp mặt dúng vữa vôi -xi măng có trộn bột đá và bột màu, trát bằng cách vẩy hoặc dùng hộp quay vữa phun lên tường. Vữa được vẩy một lớp hoặc nhiều lớp, nếu vẩy nhiều lớp, phải xoa qua lớp trước và để se mặt rồi mới vẩy lớp sau.

3.2.7. Các kiểu trát giả đá: trát rửa, trát mài, trát băm, gồm các lớp trát sau:

– Lớp lót bằng vữa xi măng mác 50;

– Lớp mặt gồm vữa xi măng (trắng hoặc màu) trộn với bột màu và đá hạt lựu có kích thước từ 3 -8m. Trong vữa, có trộn thêm bột đá.

3.2.8. Lớp lót các kiểu trát giả đá được trát dầy 10mm, chờ cho khô rồi mới trát lớp mặt. Trước khi trát, phải tưới ướt lớp lót.

3.2.9. Trát mài: thường trát lớp mặt dày 10mm. Tỉ lệ vữa trát là: đá hạt rộn với 1.1 chất bột theo khối lượng (chất bột gồm ximăng + bột đá + bột màu).

Sau khi trát khoảng từ 1 -2 ngày, phải mài nhẵn mặt đá như quy định sau: Đầu tiên, mài bằng đá mài thô; sau đó, dùng hỗn hợp bột màu gồm ximăng + bột đá + bột màu lấp kín các chỗ rỗng của bề mặt; để 2 ngày sau mới mài bằng đá mài mịn.

Thành phần vữa trát mài dùng để lán nền, sàn, cầu thang được quy định trong bảng 7.

Bng 7

Vật liệu

Khối lượng vật liệu thành phần (kg/m2)

Nn, sàn

Cầu thang

Đá trắng

12,06

16,5

Bột đá

5,628

9,5

Bột màu

0,071

0,105

Xi măng trắng

5,656

9,5

3.2.10. Trát rửa: b dầy lớp trát tuỳ cỡ đá. Sau khi trát từ 1 -3giờ, dùng nước rửa cho vữa vôi đi còn trơ lại những hạt đá, không được rửa sớm quá khi va còn ướt làm các hạt đá chôi đi. Nếu rửa muộn quá thì xi măng đông cứng khó rửa. Mặt tường sau khi rửa như vừa trát ngoài thành phần va trát rửa tượng tự như vữa trát mài.

3.2.11. Trát băm: thường trát dầy hơn các kiểu trát mài, trát rửa. Sau khi trát xong lớp mặt sáu ngày, dùng búa gai để băm cho hạt đat nhô lên tạo ra bề mặt sần sùi như đá thiên nhiên… không băm sớm quá, hạt đá chưa dính kết chặt với vữa sẽ bị rơi đi.

Liều lượng pha trộn vữa trát băm (tính cho 1m2) được quy định trong bảng 8

Bảng 8

Vật liệu

Trát dày 10mm

Trát dày 15mm

Đá hạt

14

16,5

Bột đá

7

9,5

Xi măng trắng

7,5

9,5

Bột màu

0,1

0,105

 

Zalo
0868.393.098