Thẩm định thiết kế

Thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế xây dựng

Trước khi phê duyệt dự án, hồ sơ thiết kế, việc thẩm định là vô cùng quan trọng. Nó có vai trò quan trọng để Chủ Đầu Tư biết được có quyết định đầu tư dự án hay không. Để đánh giá một dự án thì vai trò thẩm định phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu bài phân tích sau đây!

Thẩm định mang ý nghĩa gì?

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư (giao cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất dự án) đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật. Có vai trò quan trọng để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, giúp chủ đầu tư ra quyết định đầu tư xây dựng và phê duyệt thiết kế xây dựng.

Đây được xem là trách nhiệm và nội dung hoạt động chính của đơn vị này.

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm những nội dung gì?

Căn cứ Khoản 3, Điều 58 Luật số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020

  • Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng.
  • Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  • Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận, với chương trình, kế hoạch thực hiện, các yêu cầu khác của dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
  • Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.
  • Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng; việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
  • Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ khoản 5, Điều 12 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

  • Văn bản thỏa thuận cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, đấu nối giao thông, các văn bản về thỏa thuận kết nối hạ tầng khác (nếu có);
  • Văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (nếu có);
  • Kết quả thẩm định đối với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
  • Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
  • Kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • Kết quả thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ai có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng? (Cơ quan chuyên môn/CĐT)

Thẩm quyền thẩm định (đối với vốn khác)

Dự án có công trình thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì do cơ quan chuyên môn thực hiện.

Dự án không thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì Chủ Đầu Tư tổ chức thực hiện.

Cấp nào có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?

Khoản 4, Điều 13 Nghị định Dự án có công trình thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì do cơ quan chuyên môn thẩm định.số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

  • Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình trên địa bàn hành chính 2 tỉnh.
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh (trừ các dự án thuộc Bộ).

Ai có thẩm quyền thẩm định Thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (Cơ quan chuyên môn/CĐT)

Thẩm quyền thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với vốn khác)

Căn cứ khoản 4 Điều 36 Nghị Định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021.

Dự án có công trình thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì do cơ quan chuyên môn thực hiện.

Dự án không thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì Chủ Đầu Tư tổ chức thực hiện.

Cấp nào có thẩm quyền thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở?

Dự án có công trình thuộc phạm vi ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì do cơ quan chuyên môn thẩm định.

  • Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định đối với công trình thuộc dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng gồm : công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình trên địa bàn hành chính 2 tỉnh.
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng (trừ các dự án thuộc Bộ).
kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Công trình ảnh hưởng an toàn & lợi ích cộng đồng

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về thẩm định dự án đầu tư và thiết kế xây dựng. Nếu dự án của quý khách đang cần thẩm định hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com

Điện thoại: 0868393098

 

 

 

 

Zalo
0868.393.098