NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Giai đoạn quyết định đầu tư xây dựng bao gồm các công việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và các công việc cần thiết khác liên quan, cụ thể như sau:
- Các công việc chính
1.1. Lập dự án đầu tư xây dựng
– Hình thức lập dự án:
+ Đối với dự án thuộc Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 5 khoản 3 thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật
+ Đối với các dự án khác thì phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
– Nội dung dự án đầu tư:
+ Đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật: nội dung theo Luật Xây dựng điều 55
+ Đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi: nội dung theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 11 khoản 1
1.2. Thẩm định dự án đầu tư
– Đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật: Người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ nội dung; cơ quan chuyên môn về xây dựng không tham gia thẩm định (theo Luật Xây dựng điều 56 khoản 3)
– Đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi:
+ Dự án quan trọng quốc gia: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định toàn bộ nội dung, thủ tục thực hiện theo Nghị định 29/2021/NĐ-CP
+ Dự án nhóm A, B, C: Người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 12 khoản 6; cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 13 khoản 1
1.3. Phê duyệt dự án đầu tư
– Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án (Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật)
– Xem Thẩm quyền quyết định đầu tư
- Các công việc liên quan
2.1. Đăng ký cấp mã số dự án đầu tư
– Dự án thanh toán vốn qua Kho bạc nhà nước phải đăng ký cấp mã số dự án sau khi có quyết định chủ trương
– Thủ tục thực hiện theo Thông tư 185/2015/TT-BTC
2.2. Xin chấp thuận độ cao công trình
– Dự án có công trình thuộc Nghị định 32/2016/NĐ-CP điều 9 thì phải xin chấp thuận độ cao của Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu
– Thủ tục thực hiện theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP
2.3. Thi tuyển phương án kiến trúc
– Dự án có công trình thuộc Luật Kiến trúc điều 17 khoản 2 thì phải tổ chức thi tuyển kiến trúc
– Thủ tục thực hiện theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP
2.4. Lựa chọn phương án mỹ thuật
– Dự án có công trình tượng đài, tranh hoành tráng thì phải tổ chức lựa chọn phương án mỹ thuật
– Thủ tục thực hiện theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP
2.5. Quy hoạch xây dựng
– Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến: phải xin thỏa thuận/chấp thuận phương án tuyến
– Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung thuộc khu vực chưa có (hoặc chưa phù hợp) quy hoạch chi tiết xây dựng:
+ Dự án thuộc khu vực đô thị hoặc trong khu chức năng mà có quy mô < 5ha (riêng nhà chung cư phải < 2ha) thì không cần lập quy hoạch chi tiết xây dựng
+ Các trường hợp khác thì phải lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
2.6. Phòng cháy chữa cháy
1) Dự án có công trình thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V Mục 15,16 phải được cảnh sát PCCC chấp thuận địa điểm trước khi thiết kế
2) Dự án có công trình thuộc Nghị định 136/2020/NĐ-CP Phụ lục V phải được thỏa thuận/chấp thuận giải pháp PCCC trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, phải được thẩm duyệt thiết kế bản vẽ thi công trước khi phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật
2.7. Lập nhiệm vụ thiết kế
– Nhiệm vụ thiết kế được xác định trước khi thiết kế cơ sở (đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật)
– Nội dung thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP điều 32
2.8. Khảo sát xây dựng, kiểm định chất lượng công trình
– Tùy thuộc yêu cầu thiết kế để thực hiện các công tác gồm: khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng, kiểm định chất lượng công trình (đối với cải tạo, sửa chữa, nâng cấp)
– Các thủ tục bao gồm: lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, giám sát khảo sát, thực hiện và báo cáo kết quả khảo sát
2.9. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật
– Công việc này thực hiện đối với dự án có kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung ngoài khu vực dự án thì thực hiện thủ tục thỏa thuận đấu nối trong quá trình lập dự án
– Các thủ tục thỏa thuận đấu nối bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, công trình ngầm, giao thông
2.10. Đánh giá tác động môi trường
– Các dự án thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP điều 12 khoản 1 phải đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt
– Các công việc bao gồm: lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
2.11. Thẩm tra dự án
– Việc thẩm tra dự án (Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật) thực hiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm định
– Nội dung thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP
2.12. Bố trí vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công
– Dự án sau khi phê duyệt được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công hàng năm
– Nội dung thực hiện theo Luật Đầu tư công điều 53 khoản 2
2.13. Các thủ tục quản lý chi phí
Dự án đầu tư công phải quản lý chi phí theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP, các công việc cần thực hiện bao gồm:
1) Dự toán các gói thầu:
– Dự toán gói thầu phải được xác định trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 16 khoản 1)
– Việc lập dự toán gói thầu thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 17
– Việc thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu thực hiện theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 18
2) Tổng mức đầu tư:
– Tổng mức đầu tư được lập, thẩm định và phê duyệt đồng thời với dự án (Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật)
– Tổng mức đầu tư xác định và quản lý theo Thông tư 11/2021/TT-BXD
3) Dự toán xây dựng công trình:
– Dự toán xây dựng công trình được lập, thẩm định và phê duyệt đối với công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật
– Dự toán xây dựng công trình xác định và quản lý theo Thông tư 11/2021/TT-BXD
4) Các công việc quản lý chi phí khác (định mức, đơn giá, giá, thanh toán, …)
2.14. Các thủ tục quản lý đấu thầu
Dự án đầu tư công thuộc đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, các công việc cần thực hiện bao gồm:
1) Lập, thẩm định, phê duyệt và đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn quyết định đầu tư
– Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu điều 36 khoản 1 điểm b
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt phải đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thâu quốc gia theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT điều 8 khoản 1
2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt
2.15. Các thủ tục quản lý hợp đồng xây dựng
– Việc quản lý hợp đồng xây dựng phải thực hiện theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP
– Hợp đồng sau khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán và thanh lý theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP điều 22,23