Kỹ thuật kiểm soát vết nứt tường xây bê tông khí chưng áp
Hiện nay, khi sử dụng khối xây bê tông khí chưng áp trong thi công thường xuất hiện một số vấn đề như: nứt tường, nứt bề mặt vữa trát …, để tránh những vấn đề chất lượng này cần tiến hành quản lý chất lượng toàn diện trong toàn quá trình thi công khối xây.
1. Phân tích nguyên nhân hình thành và đặc trưng vết nứt tường khối xây bê tông khí chưng áp
1.1. Đặc trưng vết nứt tường khối xây bê tông khí chưng áp
Tại những dải vữa xây trên thể tường, vết nứt sẽ men theo vữa xây để phân bố theo chiều ngang hay dọc, độ rộng vết nứt sẽ giảm dần. Tại vị trí giao thoa giữa tường với khung dầm và cột, vết nứt sẽ phân bố theo chiều ngang hoặc thẳng đứng, có chỗ vết nứt có hình chữ V ngược.
Tại vị trí mở rãnh lắp đường ống trên tường rất dễ xuất hiện vết nứt. Tường trong dễ sản sinh nhiều vết nứt hơn tường ngoài. Tại một số tầng lầu, đặc biệt là khung cửa sổ tầng mái hoặc trên hai góc phía trên của cửa cũng rất dễ xuất hiện vết nứt xiên.
1.2. Phân tích nguyên nhân sản sinh các vết nứt trên tường khối xây bê tông khí chưng áp
Việc khối xây bê tông khí sản sinh vết nứt có liên quan đến các phương diện như vật liệu, thiết kế, thi công …, các nguyên nhân của nó cũng khá phức tạp.
– Về phương diện vật liệu
Co ngót là đặc tính quan trọng của khối xây bê tông khí, thông thường giá trị co ngót là 0,4 mm/m, theo yêu cầu độ tuổi của khối xây bê tông phải trên 28 ngày mới có thể sử dụng, tuy nhiên do yêu cầu của thị trường, các khối xây bê tông khí vừa sản xuất ra đã được vận chuyển tới công trường, đa số khối xây khi được tháo dỡ, bốc xếp tại công trường nhiệt độ vẫn rất cao, có khi còn đang bốc khói nóng.
Bản thân quá trình gia công chế tác khối xây đã tồn tại sự thiếu sót trong chất lượng, bề mặt thành phẩm khối xây bê tông có các hạt lỏng lẻo, có những khối xây bề mặt có các hạt lỏng lẻo có độ sâu đạt từ 2mm – 5mm.
– Về phương diện công nghệ thi công
Để kịp tiến độ tại công trường, mỗi ngày độ cao xây khối xây đều đã vượt quá yêu cầu quy định quy phạm 1,8m, các vị trí góc chuyển và vị trí giao cắt của tường xây để quá cao, bộ phận gạch không hoàn chỉnh trong tường không dùng cưa cắt mà dùng gạch vụn để lấp đầy nếu không vết nứt trên lớp vữa sẽ quá lớn hoặc tồn tại hiện tượng lỗ rỗng.
Vữa xây không được lấp đầy, vữa xây giữa các khối xây được lấp đầy thấp hơn 80% theo yêu cầu quy phạm, dưới tác dụng của ứng lực, trước hết do vữa chưa được lấp đầy đồng đều khiến xuất hiện các vết nứt theo hướng ngang và dọc men theo đường vữa xây. Thực trạng việc hạ thấp chi phí, sử dụng cát với hàm lượng sét cao để làm vữa xây, làm giảm cường độ vữa xây.
Trước khi xây các khối xây bê tông khí, nếu tưới nước giữ ẩm không kiểm soát tốt sẽ thường xuất hiện hiện tượng tưới quá nhiều nước hoặc tưới thiếu nước. Khi tưới nước quá nhiều, khối xây bê tông hấp thu nước và giãn nở, sau khi trát vữa xong lượng nước sẽ bay hơi nhiều và gây ra nứt ở lớp vữa trát, đặc biệt khi các khối xây được vận chuyển tới hiện trường thi công và đặt lộ thiên dưới trời mưa không che đậy thì tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Khi tưới ít nước, khối xây bê tông sẽ hút nước từ vữa trát bên ngoài và sẽ khiến lớp trát này nhanh chóng mất nước, từ đó gây ra vết nứt. Để lắp đặt đường ống, rãnh lắp đặt sẽ được tạo ra trên tường xây, một số vị trí đặc biệt do rãnh được tạo khá nông, độ dày lớp vữa không đủ sẽ tạo ra vết nứt dọc theo rãnh.
Khi tiến độ công trình gấp gáp, thời gian xây tường ngắn hơn so với thời gian công nghệ kỹ thuật yêu cầu, lượng nước bên trong tường chưa bốc hơi đầy đủ đã tiến hành thi công lớp bề mặt khiến tường sản sinh vết nứt do co ngót, bắt buộc phải bảo dưỡng đúng thời gian. Do bề bặt tường được trát vữa xong, nước trong vữa cát đầy đủ để hydrat hóa xong mới có thể hình thành cường độ và độ dính.
2. Tăng cường các điểm kỹ thuật quan trọng khi thi công khối xây bê tông khí chưng áp
2.1. Tăng cường đào tạo kỹ thuật dành cho nhân viên thi công và quản lý cũng như công tác bàn giao kỹ thuật trong các phương án đặc biệt
Bộ phận dự án phải coi trọng công tác đào tạo nhân viên thi công hiện trường, trước khi thi công cần tổ chức cho nhân viên thi công tiến hành công tác quy phạm thi công xây trát và học tập công nghệ thi công. Nhân viên quản lý thi công phải nắm rõ bản vẽ, căn cứ bản vẽ và phương án thi công cũng như yêu cầu quy phạm để tổ chức hợp lý việc thi công, đồng thời tiến hành công tác bàn giao kỹ thuật rõ ràng, chi tiết đối với người thao tác thi công.
Trước khi thi công, mỗi một nhân viên thao tác phải nắm rõ phương pháp thi công, điểm kỹ thuật quan trọng, tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu an toàn…, ngoài ra cũng cần nắm rõ các khâu yếu kém để tăng cường xử lý cục bộ. Tổ chức cho các nhân viên kỹ thuật làm tốt các vị trí tường xây quan trọng. Căn cứ yêu cầu của bản vẽ để tính toán thi công các vị trí như dầm cuốn, đai cốt thép, cột cấu tạo, dầm cửa, làm tốt công tác kiếm soát trước về chất lượng xây trát.
2.2. Tăng cường quản lý chất lượng của khối xây bê tông khí trong quá trình vận chuyển, tháo dỡ và xây dựng
Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ khối xây bê tông khí chưng áp nên buộc thành từng cụm hoặc có bao bì khác, nghiêm cấm ném, vứt hay dùng xe ben tự dỡ hàng. Nơi tập kết các khối xây nên cố gắng bố trí gần địa điểm lắp đặt, nơi xếp khối xây nên chắc chắn, bằng phẳng, khô ráo, thoát nước tốt, không nên trực tiếp bốc xếp trên bề mặt đất. Sau khi vào bãi nên xếp gọn theo chủng loại, quy cách, độ cao bốc xếp không nên vượt quá 2m. Trong quá trình vận chuyển thẳng đứng bằng cẩu tháp hoặc thang máy thi công phải sử dụng công cụ vận chuyển chuyên dụng, tránh gây tổn hại tới các khối xây trong quá trình vận chuyển. Việc gia công khối xây tại hiện trường hoặc khoan lỗ, tạo rãnh, cắt trên thân khối xây nên sử dụng các công cụ chuyên dụng.
2.3. Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu xây trát và vật liệu tạo khối xây bê tông khí
Cần chú trọng chất lượng nguyên vật liệu. Khi các khối xây chuyển tới hiện trường thi công phải thông qua sự nghiệm thu, kiểm tra cẩn thận của đơn vị xây dựng và đơn vị quản lý giám sát, phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn và báo cáo thí nghiệm sản phẩm, đồng thời nhân viên lấy mẫu và nhân viên kiểm chứng tiến hành kiểm tra lại ngẫu nhiên một trong các sản phẩm được chứng nhận nghiệm thu chất lượng bề ngoài. Sau khi kiểm tra lại ngẫu nhiên và được kỹ sư quản lý giám sát phê chuẩn, sản phẩm có thể được sử dụng. Yêu cầu đối với tuổi đời sản xuất của mỗi khối xây là phải đạt trên 28 ngày, đồng thời kiếm soát nghiêm tỷ lệ chứa nước trong các khối xây bê tông khí, tỷ lệ này không được lớn hơn 30%.
Vữa cát để xây các khối xây gồm vữa thông thường và vữa chuyên dụng. Các thành phần để phối chế vữa xây gồm có xi măng, thạch cao, cát sông, nước …, tất cả phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan.
2.4. Tăng cường quản lý chất lượng thi công
Trước khi xây, nên tổ chức nhân viên chuyên ngành nghiên cứu bản vẽ, kịp thời giải quyết tốt các vấn đề không thống nhất trên bản vẽ. Phối hợp mật thiết thi công lắp đặt và thi công xây dựng, khi lắp đặt đường ống điện nước cần sử dụng rãnh đường ống chuyên dụng, độ sâu khi mở rãnh nên duy trì bề mặt ngoài của ống cách mặt tường 15 mm, đồng thời dùng vữa xi măng M10 để trát.
Để thuận tiện cho việc phối liệu và giảm lượng việc cưa cắt tại hiện trường trong quá trình thi công, nên tiến hành thiết kế khối xây. Trước khi xây tường, có thể phun tưới lượng nước thích hợp cho các khối xây. Lượng nước tưới cần thỏa mãn độ sâu nước thấm vào khối xây từ 8 – 10 mm. Cấp cường độ vữa xây sử dụng bản vẽ thiết kế, đường vữa xây giữa các viên gạch cần được lấp đầy, đường vữa xây ngang và đường vữa xây thẳng đứng đều ≤ 15 mm, độ lấp đầy của đường vữa xây không được nhỏ hơn 80%.
2.5. Tăng cường quản lý chất lượng thiết kế và cấu tạo của tường xây từ khối xây bê tông khí
Khung cửa sổ phải sử dụng dầm bê tông cốt thép, hai đầu cốt thép dọc kéo dài tới tường chịu lực hoặc cột khung.
Vị trí giao cắt giữa tường xây bằng khối xây và cột kết cấu hoặc tường bê tông nên để sẵn cốt thép bên trong cột hoặc trong tường bê tông, cứ cách mỗi 500 mm hoặc giữa hai lớp khối xây lại đặt cốt thép.
Nên đặt dầm bê tông cốt thép liên kết ngang để liên kết cột và phần giữa của tường xây.
Liên kết giữa thể tường xây và các linh phụ kiện (như cửa, cửa sổ, đường ống sát tường, giá đỡ đường ống, thiết bị vệ sinh …) cần vững chắc. Các cấu kiện liên kết như cấu kiện thép hoặc cấu kiện liên kết xuyên qua khối xây nên sử dụng khoan lỗ để cố định, các cấu kiện thép nên có biện pháp bảo hộ chống gỉ.