Hướng dẫn việc xử lý công trình đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu

22/07/2024 Hướng dẫn kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Hỏi :

Công trình A, được phê duyệt Kế hoạch Lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) gồm 5 gói thầu: 01. Xây dựng nhà 1; 02: Thiết bị văn phòng; 03: TVGS; 04: Bảo hiểm; 05: Thẩm định giá. Sau khi triển khai trong quá trình đang thực hiện công trình, có chủ trương cho phát sinh thêm sân nền, điều chỉnh KHLCNT bổ sung thêm gói thầu 06: Sân nền phát sinh. Công trình đầu tư công sử dụng ngân sách Nhà nước.

Như vậy tôi xin hỏi: Theo các quy định hiện hành, nhà thầu thi công xong gói thầu 01 và không gây ảnh hưởng gì đến việc thi công hoàn thành của các gói thầu khác; đã hoàn thành tất cả Hồ sơ (HS) hoàn công, đảm bảo chất lượng, tiếp tục trình HS cho Chủ đầu tư + các cơ quan liên quan xin tổ chức kiểm tra nghiệm thu đưa vào sử dụng gói thầu số 01 này có được không? – Vì sao có ý kiến: Phải chờ thi công xong gói thầu 06 và 02 mới được nghiệm thu Đưa vào sử dụng toàn bộ công trình 1 lần cuối cùng. Như vậy thì nhà thầu sẽ không đảm bảo thời gian thực hiện Hợp đồng của mình mặc dù đã thực hiện xong hoàn thành (đảm bảo trong tiến độ hợp đồng gói 01) nhưng do phải chờ hai gói thầu 06 và 02 thực hiện xong mới được tổ chức nghiệm thu cùng 1 lần? Đồng thời, thời gian bảo hành cho gói thầu 01 của nhà thầu cũng bị ảnh hưởng kéo dài thêm bởi thời gian chờ này sẽ gây bất lợi cho nhà thầu.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chủ đầu tư có thể căn cứ vào quy định của pháp luật và tình hình thực tế tổ chức thi công xây dựng của công trình xây dựng thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình để tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc tổ chức nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng. Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định nêu trên.

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 80/SXD-TTra ngày 09/01/2024 của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa về việc đề nghị hướng dẫn việc xử lý công trình đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng đã có công văn 1169/BXD-TTr có ý kiến như sau:

Hiện nay, việc bàn giao công trình, hạng mục công trình được xác định theo quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng 2014, khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 và Điều 23, Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (trước đây quy định tại Điều 31, Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ) và khoản 5, khoản 6 Điều 11 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP  ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Công trình đưa vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo các quy định nêu trên sẽ bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa căn cứ thực tế, hồ sơ tài liệu liên quan, kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan chức năng trong việc phối hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

BXD : Công văn 1169/BXD-TTr

Về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định trách nhiệm của UBND tỉnh trong công tác quản lý trật tự xây dựng có thẩm quyền “Ban hành các quy định về quản lý trật tự xây dựng, phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn”. Do vậy, Sở Xây dựng có thể tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định về quản lý trật tự xây dựng, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo hiệu quả trong quản lý.

Trong quá trình thực hiện cưỡng chế, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại điểm đ, khoản 4 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng “4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đ) Giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn”.

1. Những trường phải phá dỡ công trình xây dựng

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020) việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014;

– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

2. Những trường hợp xây dựng không phép, trái phép nhưng không bị phá dỡ

Căn cứ khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, những trường hợp xây dựng không phép, trái phép được cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì không bị tháo dỡ gồm:

STT

Hành vi vi phạm

Điều kiện không bị phá dỡ

1

Hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng – Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018

– Không vi phạm chỉ giới xây dựng

– Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận

– Không có tranh chấp

– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp

– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

2

Xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng

3

Xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Lưu ý:

– Trong những trường hợp được phép tồn tại ở trên thì không có trường hợp nào là sử dụng đất sai mục đích.

– Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo quy định.

 

Ngoài ra để công tác tổ chức nghiệm thu theo các quy định được nhanh chóng hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn kiểm tra hồ sơ & kiểm tra hiện trường (kiểm định xây dựng) để có báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Zalo
0868.393.098