03/04/2024
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
– Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
– Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
– Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
– Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
– Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và Khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước thì khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình phải đăng ký trong trường hợp khu vực khai thác nước dưới đất nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh công bố hoặc ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP thì khai thác nước dưới đất có quy mô lớn hơn 10 m3/ngày trở lên phải có giấy phép.
Do đó, theo quy định, nếu trường hợp khoan giếng khai thác nước sinh hoạt cá nhân hộ gia đình của ông Nguyễn Thiện mà có quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm và không thuộc trường hợp nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND tỉnh Thanh Hóa công bố và vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì không phải đăng ký, không phải cấp phép.
Chính phủ
10/07/2024
Khoan giếng thay thế có phải điều chỉnh giấy phép?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Trường hợp công ty có 3 giếng bị hỏng, suy thoái hoặc bị giải tỏa và công ty chỉ có nhu cầu khoan thay thế 3 giếng nêu trên và không có thông tin nào khác ngoài thông tin được cung cấp thì căn cứ Điểm h Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, trường hợp khoan giếng mới tương tự để thay thế giếng cũ bị hỏng, suy thoái hoặc bị giải tỏa với thông số khai thác không thay đổi thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép nhưng phải được cơ quan thẩm định quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP xem xét, chấp thuận phương án khoan giếng thay thế và xác nhận bằng văn bản sau khi hoàn thành việc khoan thay thế.
Khoảng cách giếng thay thế không được vượt quá 1,5 lần chiều dày tầng chứa nước khai thác tại giếng đó, trường hợp vượt quá thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép.
Thủ tục khai thác nước mặt
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 1/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.
Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 6/5/2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định, UBND cấp tỉnh tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Đồng thời, tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định, căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện, nguồn lực, điều kiện thực tế và tình hình cụ thể, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Sau khi Nghị định số 54/2024/NĐ-CP được ban hành, Cục Quản lý tài nguyên nước đã có Văn bản số 1408/TNN-NTB ngày 17/6/2024 về việc triển khai việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 1/7/2024 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, trong đó có nội dung đề nghị các Sở nghiên cứu, báo cáo và kiến nghị kịp thời đến UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án phân cấp, ủy quyền cho Sở theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.
Vì vậy, căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, nhu cầu cần phân cấp, ủy quyền nhằm bảo đảm tính liên tục trong quá trình xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đề nghị Sở tham mưu đề xuất UBND cấp tỉnh quyết định phương án phân cấp, ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.