Giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật Xây dựng năm 2014. Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình hoặc lựa chọn cá nhân, tổ chức tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực để thực hiện- giám sát thi công xây dựng công trình.. Năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 71, Điều 96 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình được quy định chi tiết tại Điều 19 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định, chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Căn cứ Điều 83 (Nghị định 15/NĐ-CP ngày 03/3/2021) thì CĐT là tổ chức đang thực hiện nghĩa vụ giám sát thi công xây dựng theo quy định (không phải tổ chức Tư vấn giám sát thi công xây dựng) do đó CĐT không cần có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng không phát sinh doanh thu nên không được xem là kinh doanh, ngược lại CĐT đang thực hiện nghĩa vụ phải giám sát theo quy định.
Vậy Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng công trình thì điều kiện năng lực là gì?
Vậy CĐT tự giám sát phải đáp ứng Điều 71 (Nghị định 15/NĐ-CP ngày 03/3/2021) – các cá nhân phải có Chứng chỉ hành nghề tương ứng với công việc và hạng công trình.
Vậy Chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng là lĩnh vực có điều kiện nên cá nhân tham gia cần có chứng chỉ theo điều kiện.
Nghị định chỉ quy định về quyền của CĐT trong lĩnh vực giám sát, đối với lĩnh vực thiết kế thì CĐT không được tự làm.
Nội dung giám sát gồm những gì?
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
- Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
- Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
- Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Giám sát thi công trong thời gian nào?
Công trình phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021.
12/08/2021
Hỏi: Chủ đầu tư tự quản lý dự án có cần chứng chỉ năng lực xây dựng?
Chi tiết câu hỏi
Về triển khai thiết kế và thi công, công ty tôi đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu thi công công trình có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định.
Công ty tôi có đội ngũ cán bộ có năng lực kinh nghiệm về công tác quản lý dự án, đã từng tự quản lý, giám sát công trình nhóm B, cấp II trước đây và đều đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, quy định của pháp luật, đã được các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương chấp thuận để chủ đầu tư nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
Với dự án nhà kho chứa phân bón nêu trên, xin hỏi, nếu công ty tôi tự tổ chức thực hiện quản lý và giám sát công trình thì có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng hay không? Cán bộ tham gia công tác quản lý dự án cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quản lý dự án hay không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi “thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định này); ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này”.
Do đó, trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
Trường hợp tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin quan trọng về Chủ đầu tư tự giám sát chất lượng công trình xây dựng. Nếu công trình của quý khách đang cần kiểm định hoặc gặp sự cố thi công ngoài ý muốn thì hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!
Thông tin liên hệ
CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM
Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com
Điện thoại: 0868393098