Giám định tư pháp – Công ty giám định tư pháp xây dựng

A. TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 

Trưng cầu giám định là một trong các biện pháp thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc trưng cầu giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về giám định tư pháp.

  • Người có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp

       Trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì Thẩm phán có thẩm quyền trưng cầu giám định theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết.

  • Quyết định trưng cầu giám định

         Quyết định trưng cầu giám định gồm những nội dung sau đây :

       – Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

       – Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

       – Tóm tắt nội dung sự việc;

      – Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

      – Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

      – Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;

      – Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.

B. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 

Yêu cầu giám định là việc người có quyền theo quy định của pháp luật (Người yêu cầu giám định) tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.

Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo

    1. Quyền của người yêu cầu giám định tư pháp

– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

– Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

– Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

– Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Giám định tư pháp

     2. Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

– Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

– Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

C. QUYỀN CỦA NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP KHI THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

        1. Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định.

Phương pháp là tổng hợp các cách thức để một người tiến hành thực hiện một công việc cụ thể. Phương pháp thực hiện giám định do người giám định lựa chọn, có thể có phương pháp chung khi thực hiện giám định, có thể có phương pháp riêng phù hợp với từng lĩnh vực giám định. Khi thực hiện giám định một vụ việc cụ thể, người giám định tư pháp căn cứ nội dung vụ việc, đối tượng giám định, các nội dung cần giám định và các hướng dẫn của Bộ, ngành về quy chuẩn chuyên môn để xác định, lựa chọn phương pháp tiến hành giám định phù hợp thực hiện giám định đảm bảo kết quả giám định được chính xác.

         2. Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định

Thông thường mỗi nội dung giám định cần có nhiều nguồn thông tin liên quan mà mỗi người giám định không thể tự thực hiện, trong trường hợp này người giám định cần yêu cầu tổ chức, cá nhân khác có chuyên môn, có trang thiết bị phù hợp thực hiện một số thực nghiệm, xét nghiệm hoặc kết luận về một số chuyên môn liên quan để người giám định có thêm căn cứ cần thiết phục vụ việc xây dựng kết luận giám định của mình.

3. Độc lập đưa ra kết luận giám định

Độc lập đưa ra kết luận giám định là tự mình bằng tư duy khoa học, kiến thức chuyên môn của mình, tham khảo các kết quả nghiên cứu, các tài liệu liên quan, người giám định đưa ra kết luận của mình mà không lệ thuộc ý chí chủ quan của người khác, kể cả trong trường hợp sử dụng tài liệu, kết luận của đơn vị chuyên môn liên quan.

           4. Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.

          5. Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình.

         6. Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.

         7. Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định.

         8. Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận.

         9. Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.

        10. Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định viên tiến hành.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp thì “giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện”. Giám định tập thể gồm: Giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn và giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Trong trường hợp một nội dung giám định có từ 02 người giám định trở lên thực hiện, thì những người giám định ký vào bản kết luận giám định chung; nếu người giám định có ý kiến khác với những ý kiến của những người giám định khác, người đó có quyền ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm với ý kiến đó (khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp).

D. QUY ĐỊNH NĂNG LỰC KHI THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

1. Tiêu chuẩn của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:

Giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại  khoản 1 Điều 7, khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp, bao gồm: là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên; đối với người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. Ngoài ra, còn phải đáp ứng tiêu chuẩn hoạt động chuyên môn phù hợp, quy định như sau:

Link : Cuc giam dinh

  2. Điều kiện năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:

Tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc đáp ứng quy định tại Điều 19 Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Luật số 56/2020/QH14, bao gồm: có tư cách pháp nhân, có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định, điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp. Ngoài ra, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải đáp ứng điều kiện hoạt động chuyên môn phù hợp, quy định như sau:

 


Cá nhân tham gia Giám Định Tư Pháp Xây Dựng phải có Thẻ Giám Định Tư Pháp và có tên trong danh sách được Sở Tư Pháp công bố vào tháng 12 hằng năm như sau => Danh sách Giám Định Viên Tư Pháp năm 2023

Giám định tư pháp xây dựng là gì?

Căn cứ Luật Giám định tư pháp

Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BXD ngày 22/12/2021 Quy định một số nội dung về hoạt động Giám định Tư pháp trong lĩnh vực xây dựng.

Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Đơn vị nào được phép giám định tư pháp xây dựng?

  • Các đơn vị có tên trong danh sách được Sở Tư Pháp công bố hằng năm thì được thực hiện Giám Định Tư Pháp

Nội dung giám định tư pháp xây dựng gồm những gì?

  • Về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng : từ lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình và khai thác sử dụng, bảo trì công trình.

  • Về chất lượng xây dựng bao gồm : giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

Thực tiễn triển khai

Công tác giám định thường được phải triển khai ngay khi đủ điều kiện hiện trường và đề cương giám định được phê duyệt.

Về mặt kỹ thuật thì các nội dung các công việc giám định tư pháp trên có một phần giống với công tác kiểm định xây dựng, nhưng đòi hỏi quy trình thực hiện chặt chẽ hơn.

Trong một số trường hợp, tùy theo điều kiện thực tiễn, công tác giám định tư pháp được chia làm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – kiểm định, xác định các nội dung cần thiết;
  • Giai đoạn 2 – kết luận giám định tư pháp căn cứ trên kết quả giai đoạn 1.

Các bất cập hiện nay trong GĐTP xây dựng ?

  • Một số quyết định trưng cầu giám định có yêu cầu vượt phạm vi giám định của Công ty : thường là các yêu cầu phân định trách nhiệm của các bên liên quan.

Hệ thống Tiêu chuẩn phục vụ công tác kiểm định, giám định chưa đầy đủ hoặc nhiều Tiêu chuẩn chủ chốt đã cũ (ví dụ không có các tiêu chuẩn về kiểm định công trình sau cháy, các tiêu chuẩn TCVN 9381:2012 đã cũ).

  • Phương pháp và kinh nghiệm của kỹ sư phụ trách không giống nhau ;

  • Do lương tâm người thực hiện (bị ảnh hưởng, tác động, hoặc cám dỗ bởi các bên liên quan);

  • Chi phí chưa phù hợp (nếu đưa ra giải pháp kiểm định hợp lý, quy trình hợp lý thì sẽ giảm được khối lượng công việc – phụ thuộc năng lực đơn vị kiểm định);

  • Chi phí bồi thường thiệt hại, cụ thể là dùng đơn giá nào (giá nhà nước/giá thị trường tự do,…);

  • Không có hồ sơ thiết kế gốc (nếu có thì khối lượng công việc sẽ giảm đi rất nhiều);

  • Vụ việc xảy ra quá lâu, hiện trường không còn nguyên vẹn, không tiếp cận được hiện trường;

  • Do người phán quyết (theo luật hiện nay thì Đơn vị thực hiện sẽ chịu trách nhiệm ra kết luận cụ thể).

Quy trình thực hiện giám định tư pháp xây dựng.

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về giám định tư pháp xây dựng. Nếu công trình của quý khách đang cần hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!

Download =>Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BXD ngày 07/07/2023 của Bộ Xây dựng: Nghị định Quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Download => Luật số 13/2012/QH13 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (20/6/2012)

Download => Luật số 56/2020/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Download => Thông tư số 17/2021/TT-BXD ngày 22/12/2021 Quy định một số nội dung về hoạt động Giám định Tư pháp trong lĩnh vực xây dựng

Download =>Văn bản hợp nhất Luật Giám định tư pháp (15/7/2020)

Download => Quy chế thực hiện công tác giám định tư pháp lĩnh vực xây dựng tại Sở Xây dựng (21/03/2023)

Download => Quyết định số 50/QĐ-STP-BTTP ngày 24/01/2024 của Sở Tư Pháp, công bố danh sách giám định tư pháp

Download => Quyết định của Sở Tư Pháp, công bố danh sách giám định tư pháp 31/12/2022

Download => Quyết định của Sở Tư Pháp, công bố danh sách giám định tư pháp 31/12/2021

Download => Quyết định phân công nhiệm vụ giám định tư pháp của BXD 17/01/2022

Download => Quyết định số 990/QĐ-BXD ngày 19/09/2023 của Bộ Xây dựng về việc công nhận người giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng

Download => Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BXD ngày 30/3/2020 quy định về điều kiện năng lực, hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện giám định tư pháp và chi phí giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng

Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trìnhCấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Thông tin liên hệ Công ty giám định tư pháp Hồ Chí Minh

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com; admin@kiemdinhxaydungmiennam.com

Điện thoại: 0868393098

Zalo
0868.393.098