Tầm quan trọng khi kiểm định định kỳ các trụ tháp thép
Việc kiểm định định kỳ các trụ tháp thép là một phần không thể thiếu trong quá trình duy trì an toàn và hiệu suất của các công trình xây dựng. Những cột thép đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chịu tải trọng và duy trì cấu trúc vững chắc của toàn bộ công trình. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của việc kiểm định này:
1. Bảo đảm an toàn cho công trình và người sử dụng
Các trụ tháp thép đóng vai trò nền tảng trong hệ thống cấu trúc của mọi công trình xây dựng. Việc thường xuyên kiểm định giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về mài mòn, sự suy giảm chất lượng vật liệu, hay hư hỏng cơ học. Điều này giúp đảm bảo rằng các cột thép luôn đủ sức chịu đựng và an toàn cho người sử dụng.
2. Tăng tuổi thọ và hiệu suất của công trình
Kiểm định định kỳ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề sớm, trước khi chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến tính an toàn và tuổi thọ của cấu trúc. Bằng việc duy trì các trụ tháp thép ở trạng thái tốt nhất có thể, chủ đầu tư có thể giảm thiểu chi phí bảo trì và đảm bảo hiệu suất hoạt động của công trình trong thời gian dài.
3. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý
Việc kiểm định định kỳ các trụ tháp thép cũng giúp đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và pháp lý. Các cơ quan quản lý thường yêu cầu các kiểm định định kỳ nhằm đảm bảo rằng công trình được xây dựng và vận hành đúng quy định, từ đó tránh được các vấn đề pháp lý tiềm ẩn.
Quy định pháp lý
Quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 (tại Điều 5, khoản 5 Điều 33) như sau :
Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
3. Nội dung kiểm định xây dựng:
a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;
b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.
Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
4. Sửa chữa công trình bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 31 Nghị định này.
Quy Trình Kiểm Định Công Trình
- Chuẩn Bị Hồ Sơ:
- Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan đến công trình như bản vẽ, báo cáo thiết kế, và các chứng chỉ vật liệu.
- Khảo Sát Thực Địa:
- Kiểm tra trực tiếp tại công trình để đánh giá tình trạng hiện tại, xác định các vấn đề tiềm ẩn.
- Thử Nghiệm và Đo Lường:
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ bền và an toàn của vật liệu và cấu trúc, bao gồm cả thử nghiệm không phá hủy và phá hủy.
- Tính Toán Kiểm Tra:
- Thực hiện các tính toán cần thiết để đánh giá mức độ an toàn, kiểm tra tính toán chịu lực và ổn định của công trình.
- Báo Cáo và Khuyến Nghị:
- Tổng hợp kết quả kiểm định và đưa ra các khuyến nghị cần thiết, đề xuất các biện pháp sửa chữa và bảo trì nếu cần.
Lợi Ích Của Kiểm Định Công Trình
- Phát Hiện Sớm Vấn Đề:
- Giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì bằng cách phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
- Tăng Độ Tin Cậy:
- Khách hàng và nhà đầu tư tin tưởng vào chất lượng và an toàn của công trình.
- Bảo Vệ Môi Trường:
- Đảm bảo công trình không gây hại cho môi trường xung quanh, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Bổ Sung Hồ Sơ Pháp Lý:
- Kiểm định định kỳ giúp bổ sung hồ sơ khi cơ quan chức năng kiểm tra, đảm bảo công trình luôn tuân thủ các quy định pháp luật.
Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :
- Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
- Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trình và Cấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
- Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
- Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
- Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh
Kết Luận
Kiểm định công trình trụ tháp là một quy trình không thể thiếu đối với mọi dự án xây dựng. Việc thực hiện kiểm định đúng quy trình sẽ đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật, mang lại lợi ích lâu dài cho cả chủ đầu tư và người sử dụng.
Để biết thêm chi tiết về kiểm định công trình, bạn có thể tìm hiểu tại Công ty TNHH Kiểm định và Giám định Xây dựng Miền Nam.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kiểm định và Giám định Xây dựng Miền Nam
- Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
- Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com; Admin@kiemdinhxaydungmiennam.com
- Điện thoại: 0868393098