Kiểm định nhà xưởng

Quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021  (tại Điều 5, khoản 5 Điều 33) như sau :

Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình

1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;

c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;

c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;

g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.

3. Nội dung kiểm định xây dựng:

a) Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng;

b) Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;

c) Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng.

Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.

3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.

4. Sửa chữa công trình bao gồm:

a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;

b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;

b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;

b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;

c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.

Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.

7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.

8. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 31 Nghị định này.

Ngày 15/3/2019, đã xảy ra sự cố sập tường tại công trình xây dựng nhà xưởng của Công ty Bohsing thuộc khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gây thiệt hại lớn về người. Qua kết quả giám định sự cố cho thấy còn nhiều tồn tại, thiếu sót trong việc lựa chọn sơ đồ kết cấu, tính toán, thiết kế và quản lý chất lượng thi công xây dựng đối với công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp có sử dụng kết cấu vách tường bao che, tường ngăn kích thước lớn; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng hoặc khai thác, sử dụng công trình. Bộ Xây dựng đã có công văn 1914/BXD-GĐ (14/8/2019) gửi UBND các Tỉnh, Thành phố

Để đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình, công trình lân cận, ngăn ngừa những sự cố có thể gây hậu quả đáng tiếc đối với các công trình tương tự; thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện một số công việc sau:

1. Đối với Chủ đầu tư các công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư xây dựng, thực hiện đầu tư xây dựng

– Thực hiện việc lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp công trình để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình; chỉ tự thực hiện việc quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng và các hoạt động xây dựng khác khi có đủ điều kiện năng lực phù hợp theo quy định tại Nghị định ;

– Tăng cường kiểm soát chất lượng công tác thiết kế; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vật liệu đầu vào, giám sát thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng;

– Thực hiện nghiêm túc các quy định về thẩm định thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Nghị định .

2. Đối với Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp đã đưa vào khai thác, sử dụng

– Tổ chức kiểm tra lại tính toán, thiết kế, hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình sử dụng kết cấu vách tường kích thước lớn theo các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trường hợp phát hiện kết cấu không đảm bảo các yêu cầu về chịu lực, phải khẩn trương lập, bổ sung các biện pháp gia cường, sửa chữa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

– Tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì và thực hiện việc bảo trì theo quy định tại Nghị định.

3. Đối với các Cơ quan chuyên môn về xây dựng, các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được phân cấp, ủy quyền

– Tăng cường quản lý, kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại các công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp đang đầu tư, xây dựng trên địa bàn;

– Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình được phân cấp, ủy quyền theo quy định;

– Tăng cường công tác thẩm định thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định;

– Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp có kết cấu vách tường kích thước lớn trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, bảo trì công trình xây dựng thì xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

Kể từ 15/10/2021 tất cả các công trình Chủ Đầu Tư phải tổ chức đánh giá an toàn. Để thực hiện đánh giá an toàn CĐT phải tổ chức Kiểm định và hồ sơ bảo trì công trình để làm căn cứ cho công tác đánh giá an toàn.

Hồ sơ bảo trì công trình được duyệt sẽ thể hiện các hạng mục và công việc phải tổ chức kiểm tra định kỳ theo quy định để làm cơ sở cho đánh giá an toàn.

Kiểm định công trình để đánh giá an toàn theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP mang ý nghĩa gì ?

Là hoạt động xem xét định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác sử dụng an toàn.

Kiểm định Nhà xưởng giúp CĐT hiểu được tình trạng công trình và điều kiện khai thác có còn phù hợp theo thiết kế ban đầu nữa hay không.

Sau thời gian sử dụng các kết cấu mang tải sẽ bắt đầu biến dạng (tùy theo tải trọng khai thác) – các sai xót trong thi công bắt đầu lộ các khuyết điểm (khi sản xuất và lắp đặt ko chính xác), kết cấu chịu tác động của môi trường khai thác bắt đầu bị tác động và kiểm toán lại hồ sơ thiết kế => Do đó công tác kiểm định nhà xưởng theo định kỳ có ý nghĩa quan trọng.

Thời điểm nào thì thực hiện kiểm định nhà xưởng để đánh giá an toàn?

Thời điểm kiểm định công trình phục vụ đánh giá an toàn lần 1 sau 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác. Tần suất đánh giá lần tiếp theo là sau 5 năm/lần. Đối với công trình đã đưa vào sử dụng trên 8 năm kể từ ngày 15/10/2021 thì CĐT phải tổ chức đánh giá lần đầu tiên trong vòng 24 tháng kể từ 15/10/2021.

Trình tự kiểm định nhà xưởng để đánh giá an toàn?

Căn cứ Điều 36 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

  • Lập, thẩm tra (theo Điều 18, Điều 38, thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021) và phê duyệt đề cương;
  • Tổ chức thực hiện gồm : Tư vấn đánh giá, Tư vấn giám sát đánh giá (theo Điều 18, Điều 38, thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021);
  • Lập báo cáo kết quả;
  • Chủ Đầu Tư xác nhận kết quả đánh giá;
  • Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền và cho ý kiến về kết quả đánh giá.

Nội dung kiểm định nhà xưởng gồm những gì?

  • Kiểm tra, xem xét khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn;
  • Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường về độ an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.

Đối với kết cấu bê tông cốt thép

Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: nứt, thấm, bong tróc, xâm thực…

Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học các cấu kiện: móng, cột, dầm, sàn.

Kiểm tra cường độ bê tông các cấu kiện cột, dầm, sàn.

Kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.

Kiểm tra cường độ cốt thép các cấu kiện cột, dầm, sàn.

Kiểm tra độ võng dầm, sàn.

Kiểm tra rung động do thiết bị gây ra.

Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ các cấu kiện cột, dầm, sàn

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột.

Kiểm tra độ nghiêng tổng thể công trình.

Tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình.

Đối với kết cấu thép

Kiểm tra các khuyết tật, hư hỏng công trình: nứt.

Kiểm tra kích thước tổng thể công trình, kích thước hình học các cấu kiện: khung thép.

Kiểm tra cường độ cốt thép khung kèo.

Kiểm tra số lượng, chất lượng liên kết bu lông, mối hàn ở các mắt liên kết.

Kiểm tra biến dạng cục bộ các chi tiết liên kết

Kiểm tra biến dạng/nghiêng bản bụng kèo

Kiểm tra độ võng khung kèo.

Trách nhiệm của Chủ Đầu Tư về kiểm định nhà xưởng ra sao?

  • Chủ đầu tư tổ chức thực hiện, thuê đơn vị kiểm định có đủ điều kiện năng lực để thực hiện;
  • Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá cho tổ chức kiểm định là cơ sở để lập đề cương bao gồm : hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch lắp đặt thiết bị vào công trình và các hồ sơ tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ thông tin thì Chủ Đầu Tư có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng để phục vụ công tác đánh giá.
  • Tổ chức thẩm tra, phê duyệt đề cương;
  • Tổ chức giám sát thực hiện;
  • Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá (trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu thì CĐT gửi văn bản yêu cầu kiểm định đánh giá bổ sung hoặc đánh giá lại);
  • Gửi 01 bản kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
  • Lưu trữ hồ sơ đánh giá vào hồ sơ bảo trì công trình.

Đơn vị kiểm định nhà xưởng có trách nhiệm gì?

  • Lập đề cương đánh giá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng trình Chủ Đầu Tư phê duyệt;
  • Thực hiện đánh giá theo đề cương được duyệt;
  • Lập báo cáo kết quả đánh giá và trình Chủ Đầu Tư;
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá do mình thực hiện.

Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trình và Cấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về kiểm định nhà xưởng . Nếu công trình của quý khách đang cần kiểm định công trình để đánh giá an toàn thì hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com

Điện thoại: 0868393098

Zalo
0868.393.098