Kiểm định nứt bê tông

Việc kiểm tra liên tục bề mặt – cụ thể là kiểm tra nứt bê tông trong và sau khi đổ bê tông vô cùng quan trọng trong giai đoạn đang thi công xây dựng, hiện tượng nứt ở bê tông đã đưa ra những lập luận cực kỳ quan trọng để quyết định sản phẩm có đạt yêu cầu hay không? Vì vậy, muốn chẩn đoán đúng “bệnh” của công trình, chúng ta cần có cách tiếp cận khoa học vấn đề nứt kết cấu bê tông, bê tông cốt thép. Vậy để đánh giá chất lượng, hãy cùng chúng tôi trao đổi kinh nghiệm của cá nhân về cách thu thập thông tin, cách đánh giá vết nứt theo bài phân tích sau.
kiem-dinh-nut-be-tong
Kiểm định nứt bê tông

Trong xây dựng, có thể tạm chia việc nứt trên 2 đối tượng :

  • Nứt bê tông chịu lực chính (móng, cột, dầm, sàn, vách…)
  • Nứt bao che (tường ngăn, tường che, kính, trần…).

Nứt bê tông kết cấu chính

Nứt bê tông kết cấu chính cần phải quan tâm kĩ và được đánh giá đúng từ nguyên nhân đến hậu quả để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Tiêu chuẩn chuyên ngành cho phép nứt nhưng có giới hạn (ví du : Eurocode 2 thì 0.2, 0.3 hay 0.4mm tùy theo cấp công trình và môi trường tiếp xúc). Việc sửa chữa này cần mang tính hệ thống và phù hợp với nguyên nhân.
Hậu quả của việc nứt kết cấu chính sẽ làm giảm khả năng chịu lực (thép bị xâm thực do phá hoại cục bộ lớp bêtong bảo vệ…)

Nứt bao che

Hệ bao che (tường che, trần, kính…) ít ảnh hưởng đến tổng thể, có thể đảm bảo nhưng kém về mặt thẩm mỹ dẫn đến tâm lý bất an của người sử dụng.

Kiểm định nứt bê tông

Nứt bê tông có nhiều nguyên nhân, phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến yếu tố do nhà thầu thi công và cung cấp vật liệu.
Nứt bê tông tập trung nhiều vào kết cấu sàn, tường bêtông có diện tích lớn. Các vết nứt trông thấy thường tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của các tác nhân xâm thực vào bêtông và tiếp cận cốt thép hay các thành phần của cấu trúc xây dựng và dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình.
kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Sơ lược về nứt bê tông

Các nguyên nhân gây nứt bê tông và biện pháp phòng tránh

  1. Nứt do ổn định dẻo (hay ổn định tổng thể tích).
  1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu thời gian xuất hiện sa lắng. Quanh khu vực cốt thép Cấp phối thiết kế kém dẫn đến dư nước. Khi bê tông còn dẻo, hiện tượng thoát nước trên bề mặt do trọng lực bản thân của bê tông lắng xuống. Vết nứt có xu hướng xuất hiện nơi giới hạn ván khuôn, dọc theo các vị trí có vai trò khung giữ, ví dụ như thanh cốt thép, hoặc vị trí có sự thay đổi kích thước trên bê tông. Những vết nứt này có thể khá rộng ở bề mặt, có xu hướng phát triển đến vị trí cốt thép hoặc những vị trí khung giữ khác với bề rộng vết nứt nhỏ lại

kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Vị trí nứt ổn định dẻo

Vết nứt có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, do sự co ngót khô, làm cho vết nứt xuất hiện có thể xuyên hết chiều sâu của kết cấu. Loại nứt này thường là do bê tông không có độ đồng nhất (quá trình đầm rung) và độ sụt bê tông cao (bê tông quá nhão).

Thông thường, vết nứt có chiều sâu khoảng 6 – 8 mm trên một đơn vị chiều sâu mét của cấu kiện bê tông (tương ứng với tốc độ thoát nước thông thường 6-8 lít/m3 ).

Những hạng mục thường bị nứt do ổn định dẻo như: phần cấu kiện có chiều dày lớn, đỉnh cột, vị trí dầm bê tông, sàn..

b. Biện pháp phòng tránh nứt bê tông do ổn định dẻo

  • Chọn cấp phối có lượng xi măng ít nhất có thể.
  • Tăng tính kết dính của hỗn hợp bê tông với đủ hàm lượng hạt mịn.
  • Đầm bê tông đều và đầy đủ
  • Bảo dưỡng bê tông kịp thời và đúng cách.

2. Nứt do co dẻo

a. Nguyên nhân

Nứt do co ngót dẻo thường xảy ra trên bề mặt của bê tông tươi trong suốt quá trình hoàn thiện hoặc ngay sau khi hoàn thiện (trước khi bê tông kết thúc ninh kết). Vết nứt do co ngót dẻo thông thường xuất hiện ngẫu nhiên, không theo sự định hướng rõ ràng nào.

Loại vết nứt này thường xảy ra khi tốc độ thoát hơi nước của bề mặt vượt quá tốc độ thoát hơi nước từ trong lòng bê tông ra bề mặt. Nó làm cho bê tông bị co ngót cục bộ, trong khi những phần khác của bê tông không bị co do không bị mất nước. Quá trình này tạo ra ứng suất nội trong bê tông, nếu ứng suất nội này vượt quá ứng suất kéo của bê tông (thường rất thấp khi bê tông vừa mới được thi công), vết nứt sẽ xuất hiện.

Vết nứt này có thể rộng tới 1mm. Những kết cấu bê tông có mặt thoáng nằm ngang lớn như sàn thường dễ bị nứt do co ngót dẻo hơn.

b. Biện pháp phòng tránh nứt bê tông do co dẻo

  • Tránh đổ bê tông trong các điều kiện khắc nghiệt như gió nhiều, thời tiết khô nhất trong ngày.
  • Thực hiện việc bảo dưỡng ngay khi hoàn tất giai đoạn hoàn thiện bề mặt càng sớm càng tốt.
  • Làm ướt ván khuôn, nền và cốt thép trước khi đổ bê tông (nhưng tránh nước đọng)
  • Phun hợp chất chống thoát hơi nước sau khi làm mặt.
  • Bao phủ bề mặt bê tông bằng các tấm chống thoát hơi nước ngay sau khi hoàn thiện.
  • Sử dụng các sợi polypropylene trong cấp phối bê tông (giải pháp tăng cường nếu điều kiện kinh tế cho phép

3. Nứt rạn bề mặt

a. Nguyên nhân

Vết rạn phát triển theo mạng lưới. Các khe nứt nhỏ ngẫu nhiên trên bề mặt của bê tông do co ngót của lớp bề mặt. Các vết nứt này thường xuất hiện trên các bề mặt bê tông được làm láng. Các vết nứt này hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông.

Vết rạn thường xảy ra khi điều kiện bảo dưỡng kém, bê tông quá nhão, tốc độ khô bề mặt quá nhanh hoặc bê tông hoàn thiện quá sớm trong khi hiện tượng thoát nước bề mặt vẫn còn diễn ra. Hiện tượng này thường xuất hiện trên bề mặt bê tông được làm láng với những đặc điểm sau:

  • Mạng lưới các vết nứt ngẫu nhiên trên bề mặt.
  • Độ sâu ít khi vượt quá 2mm.
  • Thường hình thành những hình lục giác có đường chéo không quá 40mm.

b. Biện pháp phòng tránh nứt rạn bề mặt

  • Tránh lượng vữa cao trong cấp phối bê tông (thiết kế tỷ lệ cát/ cốt liệu thấp)
  • Sử dụng cát thô, tránh dùng cát quá mịn khi có thể
  • Kiểm soát tốt thời gian ninh kết của bê tông
  • Bảo dưỡng bê tông sớm nhất có thể.
  • Không hoàn thiện bề mặt bê tông trong khi nước còn tách ra (lớp màng nước trên bề mặt)
  • Không rắc xi măng hoặc trát xi măng khô vào bê tông còn ẩm để hấp thu nước bề mặt (tuyệt đối không đẩy nhanh tiến độ làm mặt bằng cách này)
  • Tránh đầm bê tông trên mức cần thiết (quá nhiều).

4. Nứt do co ngót khô

a. Nguyên nhân

Khi bê tông đã đóng rắn (kết thúc ninh kết), sự co ngót khô vẫn tiếp diễn trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi thực sự kết thúc. Nguyên nhân gây ra co ngót khô (còn gọi là co ngót do quá trình thủy hóa) bao gồm:

  • Phản ứng thủy hóa của xi măng với nước.
  • Sự bay hơi nước xảy ra tại bề mặt bê tông.

Vết nứt do co ngót khô sẽ xuất hiện với bề rộng trong khoảng 0.3-1mm, tùy thuộc vào cấp phối bê tông, loại cốt liệu sử dụng, tỷ lệ nước/ xi măng và mức độ khô nhanh của bê tông.

Nếu độ ẩm của bê tông tăng, ví dụ như khi bị đặt dưới trời mưa, hạng mục bê tông sẽ bị giãn nở chút ít, nghĩa là co ngót khô sẽ giảm đi một phần nhỏ nào đó. Sau khi bê tông khô trở lại, sự co ngót sẽ xuất hiện trở lại như mức độ ban đầu.

Sự co ngót khô này sẽ gây ra vết nứt trên bê tông, bởi vì bê tông có đặc trưng là không thể co lại như quá trình dịch chuyển do co ngót khô gây ra.

Sự dịch chuyển do co ngót khô có thể bị ngăn chặn bởi cốt thép, bởi lớp nền bên dưới, hoặc do một phần hạng mục bê tông được liên kết cố định với những hạng mục khác như là ngàm (sự ngăn chặn này tạo ra các vết nứt do co ngót).

kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Metro Bến Thành Suối Tiên – đoạn ngã tư RMK

b. Biện pháp phòng tránh nứt do co ngót khô

  • Đối với các hạng mục bê tông cốt thép hoặc các cấu kiện phức tạp nhiều chi tiết, không có cách nào để cho phép bê tông có thể tự do co ngót, nghĩa là vết nứt do co ngót khô là hầu như không thể tránh khỏi.
  • Tuy nhiên, bằng các biện pháp phù hợp, có thể tránh được những vết nứt rộng hoặc vết nứt gây phá hủy cấu kiện bê tông. Và khi đó các vết nứt xuất hiện được kiểm soát, có thể nhìn thấy, bề rộng nhỏ và chúng không nghiêm trọng.
  • Độ ẩm môi trường và điều kiện gió là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển vết nứt do co ngót khô (nếu độ ẩm môi trường thấp và gió lớn liên tục sẽ khiến vết nứt phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn).
  • Trong các điều kiện thời tiết quy định cho thời gian bảo dưỡng thì thông thường từ 3 – 5 ngày là đáp ứng (trừ bê tông khối lớn theo phương pháp bảo dưỡng riêng biệt), nếu dự án cho phép thì nên kéo dài việc bảo dưỡng ít nhất là 7 ngày.

Những biện pháp kiểm soát tăng cường

  • Lắp đặt, bố trí cốt thép phù hợp với sự co ngót của bê tông
  • Tối ưu hóa tỉ lệ nước/xi măng trong khoảng 0.40 – 0.50 cho những hạng mục quan trọng
  • Giảm thể tích vữa, sử dụng cốt liệu có kích thước lớn hơn (mà vẫn phù hợp điều kiện đầm dùi thi công…)
  • Cứ mỗi 6-9m chiều dài, bố trí khe co đối với các hạng mục bê tông như dầm sàn lớn hoặc vách dài theo TCVN 9345:2012
Khoảng cách hợp lý của khe Loại hình kết cấu BTCT

Khe Giãn

Lmax = 6 – 9m

Lmax = 18m
Lmax = 35m
Lmax = 50m

 

– Loại kết cấu bê tông không cốt thép chịu bức xạ mặt trời trực tiếp

.- Kết cấu bê tông không cốt thép được che chắn bức xạ mặt trời.

– Kết cấu BTCT chịu bức xạ mặt trời trực tiếp
– Kết cấu BTCT không chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.

Khe Co

lmax = 6m

lmax = 1/2 chiều cao vòm

 

– Mọi kết cấu BTCT chịu bức xạ mặt trời

– Mái vòm BTCT cỡ nhỏ chịu bức xạ mặt trời

5. Nứt do nhiệt

a. Nguyên nhân

Đối với bê tông không phải khối lớn thì nhiệt độ sinh ra trong lòng không cao nhưng quá trình sinh nhiệt và giảm nhiệt vẫn gây co nứt bê tông.

Các vết nứt do nhiệt sẽ xảy ra sau 24h khi nhiệt độ bê tông đạt đỉnh và bắt đầu giảm sẽ sinh pha co – lúc này là thời điểm nứt bê tông.

kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Thời điểm nứt khi nhiệt bắt đầu giảm

b. Biện pháp phòng tránh nứt do nhiệt

  • Sử dụng cấp phối sinh nhiệt thấp và chậm.
  • Cốt liệu trộn bê tông phải có mái che chắn
  • Ủ nhiệt thành coffa & rọi đèn

6. Nứt do khí hậu

a. Nguyên nhân

Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.

Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh. Theo số liệu nghiên cứu thì giới hạn biến dạng co không thực hiện được có thể gây nứt kết cấu ở các mức như sau:

  • Khi Δ <0,1mm/m, bê tông không bị nứt.
  • Khi Δ = 0,1 ÷ 0,2mm/m, bê tông có thể bị nứt hoặc không nứt tuỳ theo vật liệu bê tông và tốc độ bê tông bị sấy khô.
  • Khi Δ > 0,2mm/m, bê tông thường bị nứt.

Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép, sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm liên tục nhiều nhịp…

Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co giãn nhiệt ẩm. Đó là:

– Khe Giãn Expansion Joint; (EJ)

– Khe Co Contraction Joint. (CJ)

Sơ đồ các Khe được thể hiện trên hình vẽ, trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.

b. Biện pháp phòng tránh nứt do khí hậu

  • Hạn chế dùng hóa chất đông cứng nhanh.
  • Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)

7. Nứt do chất lượng bê tông không tốt

chất lượng bê tông không tôt la do 2 yếu tố cơ bản

+ chất lượng xi măng xuất xưởng kém

Chất lượng bê tông xuất xưởng không tôt là do bê tông ở nhà máy sản xuất khi đem ra thị trường dã không đảm bảo rồi

Không đảm bảo về cốt liêu cũng như không đạt các tiêu chuẩn về các chỉ tiêu về mác bê tông xuất xưởng

+ bảo quản xi măng không tốt

Ngoài việc bê tông xuất xưởng không đạt yêu cầu thi việc bảo quản không tốt bê tông cũng ảnh hưởng rất lớn đến cường độ bê tông

Nêu như bê tông đông cục và màu của bê tông đổi màu so với khi xuất xưởng là chất lượng bê tông cũng đã bị ảnh hưởng, không nên dùng nữa

8. Nứt do chất lượng cốt liệu( đá ;cát) không tốt

+ Cường độ đá thấp

Các loại đá có cường độ nhỏ hơn bê tông như đá vôi lẫn đá ong và một số đá khác trong quá trình thi công thi chúng ta nên dùng các loại đá có cường độ đá cứng hơn bê tông, sẽ tạo ra bê tông loại tốt hơn

+ Tính ổn định đá kém

Có các loại đá lúc đầu thi công thi chúng có thể tích rất là lớn nhưng sau một thời gian thì tự co lại và chúng không còn khả năng liên kết với bê tông nữa. Và ngược lai thì có những loại đá lại nở ra sau quá trình thi công.

Vd: đá vôi lúc đầu thì nó chưa phản ứng với nước sau một thời gian thì đá phản ứng với nước thi nó lại nở ra tạo nên một ứng suất trong bê tông gây ra sự phá hoại

+ Hàm lượng chất hữu cơ cao trong cốt liệu nằm trộn lẫn trong cát đá

Hàm lượng hữu cơ này chủ yếu là do con người khai thác đá tại những nơi có nhiều xác động thực vật bị phân hủy.

+ hàm lượng đất sét đất bột cao

Đất sét là một loại không có khả năng chịu lực ngoài ra no làm cho các vật liệu bị bôi trơn khả năng liên kết giảm đi làm cho bê tông kém chất lượng

+ Hàm lượng sulphua cao(so3) làm giảm quá trình thuỷ hoá xi măng

Đây là hàm lượng làm cho bê tông bi phong hoá mạnh nhất làm giảm đi tính linh hoạt của bê tông

+ Hàm lượng mica trong cát cao

Mica là một loại cát rất nhỏ, khả năng liên kết của nó là rất nhỏ nó giống như là đất sét vậy

VD:cường độ của đá dăm hoặc (đá 1×2) cao hơn 10 % so với sỏi cuội.

9. Nứt do nước trộn không đạt yêu cầu

+ Tinh a xít

Tính xit làm cho thép bi ăn mòn dẫn đến hư kêt cấu

Trong quá trình sử dụng thì chúng ta nên sử dụng các nguồn nước sach để cho bê tông đạt được cường độ đạt yêu câu

Chung ta co thê sữ dụng nước máy là đạt yêu cầu

+ Chất hữu cơ nhiều

10. Nứt do phụ gia

  • Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)

+ chất lượng của nó

+ tỉ lệ pha trộn của phụ gia bê tông

Không phải là tỉ lệ pha trộn không ảnh hương tới chât lượng bê tông chung ta phải pha trộn cho phu hợp với tứng loại mà nhà sản xuât đưa ra

Chứ nhiều lúc do yêu cầu qua gâp mà chúng ta pha trộn nhiêu phu gia thi cũng ảnh huởng tới chất lượng bê tông

Xác định nứt bê tông do thiết kế hay do nguyên nhân khác?

Để xác định nứt trên bê tông là nguyên nhân do thiết kế, thi công hay do bê tông thì cần phải tiến hành kiểm định để điều tra tổng quát và chi tiết để xác định.

kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Vị trí & hình dạng các loại nứt
  • Ổn định dẻo (settlement): A, B, C
  • Co ngót dẻo: D, E , F
  • Nứt vì nhiệt: G, H
  • Co ngót khô : I
  • Nứt rạn bề mặt: J, K
kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Ký hiệu và mô tả

 

 

 

 

kiem dinh cong trinh, giam dinh cong trinh, danh gia an toan cong trinh
Thời gian phát triển các loại nứt

Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trình và Cấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

 

Nứt nhà cao tầng

Khoa học

Nguyên nhân

Nứt khối lớn

Nứt co ngót nhiệt

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về nứt bê tông chất lượng công trình xây dựng. Nếu công trình của quý khách đang cần kiểm định nứt bê tông hoặc gặp sự cố thi công ngoài ý muốn thì hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com

Điện thoại: 0868393098

 

 

Zalo
0868.393.098