Kiểm định silo bồn bể

Các silo chứa xăng dầu bắt buộc phải tổ chức kiểm định để kiểm tra đánh giá hiện trạng nhằm tính toán lại kết cấu sau thời gian sử dụng (đã bị ăn mòn) theo định kỳ để có biện pháp sửa chữa và điều chỉnh lại khai thác để đảm bảo an toàn theo API650.

Theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

Kể từ 15/10/2021 tất cả các công trình Chủ Đầu Tư phải tổ chức đánh giá an toàn. Để thực hiện đánh giá an toàn CĐT phải tổ chức Kiểm định và hồ sơ bảo trì công trình để làm căn cứ cho công tác đánh giá an toàn.

Hồ sơ bảo trì công trình được duyệt sẽ thể hiện các hạng mục và công việc phải tổ chức kiểm tra định kỳ theo quy định để làm cơ sở cho đánh giá an toàn.

Kiểm định công trình để đánh giá an toàn theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP mang ý nghĩa gì ?

Là hoạt động xem xét định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác sử dụng an toàn.

Kiểm định Silo chứa giúp CĐT hiểu được tình trạng công trình và điều kiện khai thác có còn phù hợp theo thiết kế ban đầu nữa hay không.

Thời điểm nào thì thực hiện kiểm định công trình để đánh giá an toàn?

Thời điểm kiểm định công trình phục vụ đánh giá an toàn lần 1 sau 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác. Tần suất đánh giá lần tiếp theo là sau 5 năm/lần. Đối với công trình đã đưa vào sử dụng trên 8 năm kể từ ngày 15/10/2021 thì CĐT phải tổ chức đánh giá lần đầu tiên trong vòng 24 tháng kể từ 15/10/2021.

Trình tự kiểm định công trình để đánh giá an toàn?

Căn cứ Điều 36 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

  • Lập, thẩm tra (theo Điều 18, Điều 38, thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021) và phê duyệt đề cương;
  • Tổ chức thực hiện gồm : Tư vấn đánh giá, Tư vấn giám sát đánh giá (theo Điều 18, Điều 38, thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021);
  • Lập báo cáo kết quả;
  • Chủ Đầu Tư xác nhận kết quả đánh giá;
  • Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền và cho ý kiến về kết quả đánh giá.

Nội dung kiểm định công  trình phục vụ đánh giá an toàn gồm những gì?

  • Kiểm tra, xem xét khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn;
  • Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm : độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.

Trách nhiệm của Chủ Đầu Tư về kiểm định công  trình phục vụ đánh giá an toàn công trình ra sao?

  • Chủ đầu tư tổ chức thực hiện, thuê đơn vị kiểm định có đủ điều kiện năng lực để thực hiện;
  • Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá cho tổ chức kiểm định là cơ sở để lập đề cương bao gồm : hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch lắp đặt thiết bị vào công trình và các hồ sơ tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ thông tin thì Chủ Đầu Tư có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng để phục vụ công tác đánh giá.
  • Tổ chức thẩm tra, phê duyệt đề cương;
  • Tổ chức giám sát thực hiện;
  • Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá (trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu thì CĐT gửi văn bản yêu cầu kiểm định đánh giá bổ sung hoặc đánh giá lại);
  • Gửi 01 bản kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
  • Lưu trữ hồ sơ đánh giá vào hồ sơ bảo trì công trình.

Tổ chức kiểm định công  trình phục vụ đánh giá an toàn có trách nhiệm gì?

  • Lập đề cương đánh giá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của hợp đồng xây dựng trình Chủ Đầu Tư phê duyệt;
  • Thực hiện đánh giá theo đề cương được duyệt;
  • Lập báo cáo kết quả đánh giá và trình Chủ Đầu Tư;
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng công tác đánh giá do mình thực hiện.

Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trình và Cấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về kiểm định silo để đánh giá an toàn. Nếu công trình của quý khách đang cần kiểm định công trình để đánh giá an toàn thì hãy liên hệ với Kiểm Định & Giám Định Xây Dựng Miền Nam ngay. Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty cam kết đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho quý khách hàng!

Thông tin liên hệ

CTY TNHH KIỂM ĐỊNH & GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG MIỀN NAM

Địa chỉ: 240 đường 14, phường Phước Bình, TP Thủ Đức, TPHCM

Email: info.kiemdinhmiennam@gmail.com

Điện thoại: 0868393098

Zalo
0868.393.098