Với mục tiêu xác định mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Thông qua kết luận rút ra từ nghiên cứu này, các chủ thể tham gia dự án có thể lưu ý các rủi ro, đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi thực hiện thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
1. Giới thiệu
Trong quá trình triển khai dự án thuộc bất cứ nguồn vốn nào thì việc tuân thủ các quy định về pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng là một trong những vấn đề tiên quyết, do vậy, đòi hỏi chủ đầu tư, tổng thầu và các đơn vị tư vấn liên quan phải tìm hiểu, cũng như có những nhìn nhận thấu đáo và chính xác về các quy định pháp luật có liên quan để dự án được triển khai xuyên suốt, đáp ứng tiến độ đề ra và thủ tục thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng là một trong những thủ tục quan trọng không thể bỏ qua. Nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra một số kết quả phân tích, khuyến nghị giúp Chủ đầu tư và các bộ phận liên quan có những căn cứ để nâng cao hiệu quả quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
2. Tổng quan
Dựa vào kết quả nghiên cứu của D.Afila MSc and N.J. Smith (2007), Savvakis Savvides (2013), Mai Chiếm Hoàng (2021) và các tài liệu pháp luật liên quan từ các cơ quan thực thi pháp luật của các nước tiên tiến trên thế giới như Ireland’s National Roads Authority (2011), Ghana’s Minister of Finance and Economic Planning (2020) đã xác định được sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án vá thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm:
STT |
Nhóm nhân tố |
Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thẩm định thiết kế |
1 |
Năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia |
Năng lực của chủ đầu tư không đáp ứng (Tài chính, chuyên môn…) |
2 |
Năng lực Đơn vị quản lý dự án không đáp ứng | |
3 |
Năng lực Đơn vị tư vấn thiết kế không đáp ứng | |
4 |
Năng lực Đơn vị thẩm tra thiết kế không đáp ứng | |
5 |
Năng lực Đơn vị khảo sát thiết kế không đáp ứng | |
6 |
Năng lực cơ quan thẩm định không đáp ứng | |
7 |
Sai sót trong quá trình thiết kế |
Thông tin dự án không đầy đủ |
8 |
Sai sót trong quá trình triển khai thẩm định | |
9 |
Thay đổi thiết kế trong quá trình triển khai | |
10 |
Điều kiện địa chất phức tạp | |
11 |
Chậm trễ tạm ứng thanh toán | |
12 |
Sai sót của các hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định |
Pháp lý đất đai chưa phù hợp |
13 |
Hồ sơ môi trường không đảm bảo | |
14 |
Hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy chưa phù hợp | |
15 |
Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc không đáp ứng | |
16 |
Chỉ tiêu đấu nối hạ tầng giao thông chưa phù hợp | |
17 |
Sai sót hồ sơ thuyết minh và bản vẽ thiết kế | |
18 |
Sai sót trong lập tổng dự toán xây dựng | |
19 |
Hồ sơ khảo sát xây dựng chưa chính xác | |
20 |
Hồ sơ thiết kế không phù hợp với chủ trương đầu tư hoặc các bước thiết kế trước | |
21 |
Quá trình phối hợp, thực hiện |
Thiếu liên lạc giữa các bên trong quá trình thẩm định |
22 |
Né tránh trách nhiệm của các bên tham gia | |
23 |
Không tuân thủ các công việc, kế hoạch đã thống nhất | |
24 |
Sự cấu kiện gian lận giữa các bên liên quan | |
25 |
Quá trình tổng hợp ý kiến của cơ quan ban ngành kéo dài | |
26 |
Lập tiến độ, kế hoạch thiết kế không hợp lý | |
27 |
Tranh chấp và đình công | |
28 |
Nhũng nhiệu, hối lộ | |
29 |
Cơ chế và quy định pháp luật liên quan |
Thay đổi chính sách |
30 |
Thủ tục hành chính phức tạp | |
31 |
Quan liêu, thiếu trách nhiệm của cán bộ thẩm định | |
32 |
Chưa nắm rõ quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng | |
33 |
Chưa nắm rõ quy định của pháp luật liên quan ngoài pháp luật xây dựng | |
34 |
Tài chính, thị trường, bất khả kháng |
Lạm phát |
35 |
Thay đổi lãi suất, thuế | |
36 |
Giá vật tư thay đổi | |
37 |
Dịch bệnh |
3. Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Từ thực tiễn công việc và nghiên cứu các quy định hiện hành xác định vấn đề nghiên cứu cũng như đưa ra các mục tiêu và đóng góp ý kiến của đề tài.
Bước 2: Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu liên quan, các bài báo khoa học cũng như quy định của pháp luật trong và ngoài nước nghiên cứu đã sơ bộ xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, lập dự án.
Bước 3: Để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các nhân tố, nhóm nhân tố, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ghi nhận ý kiến góp ý của các chuyên gia để hiệu chỉnh các nhân tố và bổ sung các nhân tố khác được các chuyên gia xem là quan trọng tuy nhiên chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây.
Bước 4: Sau khi điều chỉnh bổ sung các nhân tố tiến hành xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát thử với các chuyên gia để đánh giá mức độ đạt yêu cầu của bảng câu hỏi, khi đã hoàn thiện thì thực hiện khảo sát đại trà.
Bước 5: Sau khi hoàn thành công tác khảo sát và tổng hợp số liệu thu thập được, tiến hành phân tích số liệu áp dụng các phân tích bao gồm: Phân tích Hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM từ đó đưa ra mối quan hệ giữa các nhân tố đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
4. Kết quả nghiên cứu
Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên lược khảo tài liệu và thực hiện pilot test với các chuyên gia xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Thang đo Likert 5 mức độ được thiết kế từ 1 đến 5 (1 = hoàn toàn không đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý). Qua quá trình khảo sát các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc các chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế bao gồm: Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn khảo sát, Quản lý dự án, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các bên liên quan đã thu được 200 bảng trả lời hợp lệ trên tổng 236 bảng lời khảo sát thu về đạt 84,7%.
Thông qua kiểm tra độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha loại biến “lập tiến độ, kế hoạch thiết kế không hợp lý” vì hệ số tương quan biến tổng thể của nhân tố này (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3, các biến còn lại Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng thể lớn hơn 0.3 (Hoàng và Chu, 2008) nên tất cả thang đo của các nhân tố còn lại đều đạt độ tin cậy, được sử dụng để phân tích EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện với phương pháp trích xuất Principal Components và phép quay Promax và hệ số tải 0.5 thì loại biến “thay đổi lãi suất, thuế” do biến này có hệ số tải nhỏ hơn 0,5, hệ số tải các biến quan sát còn lại đều có ý nghĩa đóng góp cho mô hình (Hair et al,2009).
Thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA khẳng định tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu vì Giá trị CR đều lớn hơn 0.7 và AVE đều lớn hơn 0.5 các thang đo đều đảm bảo tính hội tụ (Hair et al (2009)), giá trị MSV nhỏ hơn AVE, do vậy tính phân biệt được đảm bảo (Fornell & Larcker (1981)).
Qua kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, nghiên cứu đã đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố chính với nhau:
Qua kết quả phân tích nêu trên các mối quan hệ tác động có ý nghĩa trong mô hình là:
Nhóm nhân tố NL: “Năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia” tác động đến RRPH – “Quá trình phối hợp, thực hiện”
Nhóm nhân tố NL – “Năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia” tác động đến TD – “Sai sót của các hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định”.
Nhóm nhân tố PL – “Cơ chế và quy định pháp luật liên quan” tác động đến RRPH – “Quá trình phối hợp, thực hiện”.
Nhóm nhân tố TC – “Tài chính, thị trường, bất khả kháng” tác động đến TK – “Sai sót trong quá trình thiết kế”.
Nhóm nhân tố PL – “Cơ chế và quy định pháp luật liên quan” tác động đến TD “Sai sót của các hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định”.
Nhóm nhân tố TC – “Tài chính, thị trường, bất khả kháng” tác động đến AH “các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”
Nhóm nhân tố PL “Cơ chế và quy định pháp luật liên quan” tác động đến AH “các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”.
Nhóm nhân tố NL “Năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể tham gia” tác động đến AH “Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”.
Nhóm nhân tố RRPH – “Quá trình phối hợp, thực hiện” tác động đến AH – “Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”.
Nhóm nhân tố TK – “Sai sót trong quá trình thiết kế” tác động đến AH – “Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”
Nhóm nhân tố TD – “Sai sót của các hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định” tác động đến AH – “Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng”.
Từ kết quả phân tích mô hình như trên nghiên cứu thấy được quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng là một trong những bước quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả dự án do vậy để nâng cao hiệu quả quá trình trên các chủ thể tham gia cần đặc biệt lưu ý đến việc phối hợp, tương tác, phân công nhiệm vụ giữa các thành phần tham gia, luôn đảm bảo việc cập nhật thông tin với cơ quan thẩm định và hiệu chỉnh hồ sơ kịp thời, nắm bắt và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan để hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình thẩm định.
Để nâng cao hiệu quả quá trình thẩm định, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về biện pháp ngăn chặn và khắc phục rủi ro đối với từng chủ thể tham gia trong quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
a. Đối với chủ đầu tư/quản lý dự án:
Lựa chọn các đơn vị tư vấn (thiết kế, thẩm tra, khảo sát…) có năng lực tốt, đáp ứng các quy định về năng lực kinh nghiệm và chứng chỉ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình thẩm định dự án, thiết kế, và các quy định của pháp luật liên quan khác. Đặc biệt cần có bộ phận nắm tổng thể quy định về thành phần hồ sơ cũng như các nội dung cơ bản của từng hồ sơ kiểm tra chi tiết từng hồ sơ để loại trừ sai sót và giải trình kịp thời với cơ quan thẩm định khi có yêu cầu.
Luôn luôn có quy trình phối hợp giữa các đơn vị tham gia quá trình thẩm định, phân công nhiệm vụ trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, đảm bảo và dự phòng cho các yếu tố rủi ro bất khả kháng: dịch bệnh, lạm phát, trượt giá.
Thanh toán kịp thời các chi phí tư vấn theo đúng thỏa thuận hợp đồng với các đơn vị.
b. Đối với các đơn vị tư vấn (thiết kế, thẩm tra, khảo sát):
Nắm bắt, cập nhật các tiêu chuẩn quy chuẩn đảm bảo hồ sơ tuân thủ đúng nhiệm vụ đề ra và các quy định áp dụng, hạn chế tối đa các sai sót trong các sản phẩm tư vấn đưa ra.
Luôn luôn đề cao việc nâng cao năng lực hành nghề, áp dụng công nghệ mới trong công tác tư vấn, rút ngắn thời gian thiết kế, giải trình và cập nhật hồ sơ điều chỉnh theo các góp ý của cơ quan thẩm định.
Nắm rõ các quy định về chứng chỉ hành nghề tổ chức, cá nhân để bố trí nhân sự phù hợp với quy mô và tính chất dự án.
c. Đối với cơ quan thẩm định:
Đưa ra quy trình làm việc rõ ràng, có những hướng dẫn chi tiết, phù hợp với từng dự án với quy mô khác nhau.
Tối giản các thủ tục hành chính, đảm bảo công tác thẩm định diễn ra khách quan, nhanh chóng và hiệu quả về kinh tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý thủ tục hành chính.
Có những biện pháp ngăn chặn tham nhũng, quan liêu trong quá trình thẩm định.
Tăng cường công tác phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thẩm định đến các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thông tin các sai sót thường bắt gặp trong quá trình thẩm định để rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án khác.
Không ngừng tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác thẩm định vì đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng thẩm định góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước có những quyết định đúng đắn đảm bảo.
5. Kết luận
Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng các chủ đầu tư, quản lý dự án, các đơn vị tư vấn cũng như cơ quan thẩm định cần có những biện pháp phòng ngừa, lường trước các rủi ro và lưu ý các khuyến nghị nêu trên, luôn luôn phân tích các rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo hiệu quả quá trình thẩm định.
Trong quá trình thẩm định có sự tham gia của nhiều đơn vị tư vấn nên cần đặc biệt lưu ý nhân tố các rủi ro trong quá trình phối hợp thực hiện và có sự thống nhất về quy trình phối hợp và cam kết thực hiện từ các đơn vị tham gia vì đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Từ kết quả nghiên cứu này sẽ giúp nhà quản lý dự án cụ thể hơn khi dự báo chuỗi các rủi ro hay mối tương quan giữa các rủi ro với nhau ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án và thiết kế sau cơ sở từ đó đề xuất kế hoạch và phương án phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng các nhân tố gây rủi ro đến quá trình thẩm định.
Nguồn: Tạp chí Người Xây dựng, Số 11+12/2021