Kiểm định công trình – Công ty kiểm định công trình

Kiểm Định Công Trình: Pháp Lý và Trình tự

I. Về Kiểm định công trình Quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021  (tại Điều 5, khoản 5 Điều 33)

Điều 5 : Kiểm định công trình, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;

b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;

c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);

d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;

g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.

Khoản 5 – Điều 33. Kiểm định công trình phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng như sau:

a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;

b) Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;

c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;

d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;

đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

II. Khi nào phải thực hiện Kiểm định công trình phục vụ Đánh giá an toàn (quy định Mục 3 – Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021)

– Kể từ 15/10/2021 phải tổ chức đánh giá an toàn công trình

– Danh mục công trình phải thực hiện đánh giá an toàn công trình : quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 thì “Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng.

 

PHỤ LỤC X

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN AN TOÀN, LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là các công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính trong danh mục dưới đây:

Mã số

Loại công trình

Cấp công trình

I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

 

I.1

Nhà ở Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp III trở lên

I.2

Công trình công cộng

I.2.1

Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu

Cấp III trở lên

I.2.2

Công trình y tế

Cấp III trở lên

I.2.3

Công trình thể thao Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp III trở lên

I.2.4

Công trình văn hóa Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương

Cấp III trở lên

I.2.5

Công trình thương mại Trung tâm thương mại, siêu thị

Cấp III trở lên

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự

Cấp II trở lên

I.2.6

Công trình dịch vụ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trúcăn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác

Cấp III trở lên

I.2.7

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc

Cấp III trở lên

I.2.8

Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp III trở lên

I.2.9

Công trình phục vụ dân sinh khác Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh

Cấp II trở lên

II

CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

II.1

Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng

Cấp III trở lên

II.2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

Cấp III trở lên

II.3

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Cấp III trở lên

II.4

Công trình dầu khí

Cấp III trở lên

II.5

Công trình năng lượng

Cấp III trở lên

II.6

Công trình hóa chất

Cấp III trở lên

II.7

Công trình công nghiệp nhẹ

Cấp III trở lên

III

CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

III.1

Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

III.2

Công trình thoát nước

Cấp II trở lên

III.3

Công trình xử lý chất thải rắn

Cấp II trở lên

III.4

Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp

Cấp III trở lên

III.5

Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng

Cấp II trở lên

III.6

Nhà để xe (ngầm và nổi)

Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật

Cấp II trở lên

IV

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

IV.1

Đường bộ Đường ô tô cao tốc

Mọi cấp

Đường ô tô, đường trong đô thị

Cấp III trở lên

Bến phà

Cấp III trở lên

Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ

Cấp III trở lên

Đường sắt  Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm/ Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương

Mọi cấp

Ga hành khách

Cấp III trở lên

Cầu Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao

Cấp III trở lên

Hầm

 

Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ

Cấp III trở lên

Hầm tàu điện ngầm (Metro)

Mọi cấp

IV.2

Công trình đường thủy nội địa Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách)

Cấp II trở lên

Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chỉnh trị)

Cấp II trở lên

IV.3

Công trình hàng hải Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách)

Cấp III trở lên

Các công trình hàng hải khác

Cấp II trở lên

IV.4

Công trình hàng không Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay)

Mọi cấp

IV.5

Tuyến cáp treo và nhà ga Để vận chuyển người

Mọi cấp

Để vận chuyển hàng hóa

Cấp II trở lên

V

CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

V.1

Công trình thủy lợi Công trình cấp nước

Cấp II trở lên

Hồ chứa nước

Cấp III trở lên

Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác

Cấp III trở lên

V.2

Công trình đê điều

Mọi cấp

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

STT

Công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp II trở lên

2.

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Cấp II trở lên

3.

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Cấp I trở lên

4.

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Cấp II trở lên

5.

Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp II trở lên

6.

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Cấp II trở lên

7.

Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

Cấp I trở lên

8.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp I trở lên

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

 

III. Mục đích, thời điểm & tần suất kiểm định công trình – Đánh giá an toàn

1. Mục đích: Kiểm soát chất lượng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng; đảm bảo công trình được vận hành, khai thác phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; đồng thời giúp đảm bảo thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình

2. Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật (mục a. khoản 3 – Điều 17 – Thông tư số 10/2021/TT-BXD).

3. Tần suất đánh giá an toàn : đối với lần đánh giá tiếp theo được thực hiện theo tần suất 5 năm/ lần (mục b. khoản 3 – Điều 17 – Thông tư số 10/2021/TT-BXD).

Đối với công trình đã đưa vào sử dụng trên 8 năm kể từ ngày 15/10/2021 thì CĐT phải tổ chức đánh giá lần đầu tiên trong vòng 24 tháng kể từ 15/10/2021.

IV. Trình tự đánh giá an toàn công trình

Căn cứ Điều 36 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021

Trình tự kiểm định công trình để đánh giá an toàn?

Các quá trình kiểm tra và sửa chữa kết cấu

 

Nội dung kiểm định công  trình phục vụ đánh giá an toàn gồm những gì ?

  • Kiểm tra, xem xét khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn;
  • Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm : độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.

Trình tự Kiểm định công trình

Trình tự tổ chức kiểm định xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Điều 5. Kiểm định công trình

1. Trình tự thực hiện kiểm định công trình:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Đỉều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;

b) Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.

2. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;

b) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;

c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có);

d) Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định;

đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;

e) Dự toán chi phí kiểm định;

g) Các nội dung cần thiết khác.

Theo mục 3 Điều 17 – Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 thời điểm kiểm định công trình phục vụ đánh giá an toàn lần 1 sau 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác. Tần suất đánh giá lần tiếp theo là sau 5 năm/lần. Đối với công trình đã đưa vào sử dụng trên 8 năm kể từ ngày 15/10/2021 thì CĐT phải tổ chức đánh giá lần đầu tiên trong vòng 24 tháng kể từ 15/10/2021.

Quan trắc thử tải sau khi gia cường móng – Nâng tải trọng Silo chứa từ 250 tấn lên 550 tấn.

Chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu được quy định TCVN 9343 : 2022 như sau:

– Công trình đặc biệt quan trọng từ 2 đến 3 năm (có liên quan tới an toàn quốc gia, phòng chống cháy nổ và môi trường);

– Công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại từ 3 đến 5 năm;

– Công trình công nghiệp và dân dụng khác từ 5 đến 10 năm;

– Công trình thường xuyên chịu ăn mòn khí hậu biển và ăn mòn hóa chất từ 1 đến 2 năm.

– Theo quy trình bảo trì được CĐT phê duyệt (quy trình bảo trì thường phải tuân thủ các TCVN có liên quan)

Kiểm tra bất thường như sau:

– Khi kết cấu kết cấu có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của  các yếu tố như bão, lũ lụt, động đất, trượt lở đất, va chạm với tàu xe, cháy…  ;

– Yêu cầu của kiểm tra bất thường là nắm bắt được hiện trạng hư hỏng của kết cấu, và đưa ra kết  luận về yêu cầu sửa chữa.

Nhằm mục đích đưa ra cách tiếp cận một cách chặt chẽ, nghiêm túc và có hệ thống vấn đề kiểm định công trình để thực hiện bảo trì, ngày 03/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nghị định đã nhấn mạnh cho được lợi thế về kinh tế và tiện nghi khai thác sử dụng công trình xây dựng và hệ thống kỹ thuật theo đúng thiết kế. Nội dung Nghị định đề cập đến các nội dung cơ bản như : Mọi công trình xây dựng phải được đánh giá an toàn; Bảo trì phải theo quy định; Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác bảo trì và kiểm định công trình; Cách thức tổ chức thực hiện kiểm định công trình & bảo trì công trình và quy  định sự cần thiết v à vai trò của công tác kiểm định chất lượng phục vụ công tác bảo trì; Quy định về quản lý Nhà nước đối với công tác bảo trì công trình.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP là quy định pháp luật buộc chúng ta phải thực hiện kiểm định & bảo trì cho công trình xây dựng. Song kiểm định công trình như thế nào thì các CĐT chưa quan tâm, Nghị định cũng quy định thời hạn kiểm định định kỳ. Tuy nhiên đến nay, công tác kiểm định và bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam mới đang dừng lại ở việc tuân thủ các thông tư hướng dẫn cho từng loại hình công trình khác nhau chưa thực sự quan tâm đến tuổi thọ của công trình.

3. Báo cáo kết quả kiểm định công trình bao gồm các nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện kiểm định;

b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;

c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;

d) Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;

đ) Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).

4. Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5, điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương kiểm định trước khi tiến hành phê duyệt. Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư – thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.

5. Trường hợp việc kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thông báo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm định công trình xây dựng

Đặc tính của công trình: Các công trình có cấp và tuổi thọ khác nhau thì các quy định và quy trình bảo trì khác nhau. Ngoài ra kích thước của công trình, phương án kiểm định, công năng công trình và vật liệu sử dụng cũng là các yếu tố cần xét đến khi lập để cương kiểm định công trình và khi thực hiện việc bảo trì công trình.

Chất lượng thiết kế: Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng cho chủ đầu tư chưa tối ưu và phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định hiện hành, hoặc cập nhật quy trình bảo trì chưa phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng. Việc này làm cho việc thực hiện bảo trì về sau không hiệu quả;

Các khiếm khuyết trong các tòa nhà mới xây là các vị trí không tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và các dung sai cho phép. Nguyên nhân có thể do lỗi trong quan điểm thiết kế, hệ số an toàn thấp, tính toán thiếu tải trọng, mối nối không đảm bảo, lỗi tính toán hoặc sử dụng sai phần mềm, sử dụng vật liệu không phù hợp. Điều này làm công trình nhanh xuống cấp và tăng chi phí bảo trì;

Các sự cố chính mà các công ty bảo trì đang phải xử lý hiện nay là do thiếu xót trong công tác thiết kế công trình, chất lượng và hiệu năng của công trình kém liên quan trực tiếp đến việc bố trí chức năng cũng như lựa chọn vật liệu và trang thiết bị cho công trình;

Thiếu sự liên lạc giữa các công ty kiểm định và các công ty bảo trì cũng như người sử dụng tòa nhà hoặc chủ sở hữu đã dẫn đến các công ty thiết kế không nhận thức đầy đủ về các vấn đề liên quan đến bảo trì mà chủ sở hữu tòa nhà thường xuyên báo cáo;

Không chú ý đến lợi ích của việc thiết kế để dễ dàng bảo trì về sau, những yếu tố có thể kéo dài tuổi thọ công trình, giảm tỉ lệ hư hỏng và vì thế mà giảm chi phí bảo trì.

Chất lượng thi công: Thi công kết cấu tòa nhà không phù hợp với bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hiện hành làm giảm chất lượng công trình và làm tăng chi phí sửa chữa. Các lỗi do thi công như: trình tự xây dựng không đúng; biện pháp thi công không đảm bảo; tải trọng thi công quá lớn; tháo ván khuôn quá sớm; thi công không theo hồ sơ thiết kế; tự ý thay đổi vật liệu hoặc sử dụng vật liệu có lỗi do sản xuất hoặc chế tạo vào xây dựng công trình.

Chất lượng vật liệu: Việc sử dụng vật liệu xây dựng công trình không phù hợp làm cho công trình dễ bị môi trường xâm thực gây ra sự xuống cấp nhanh chóng hoặc dễ bị hỏng hóc như: dùng thép dễ bị gỉ và ăn mòn trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước, sử dụng bê tông không đúng cấp phối hoặc thiếu các phụ gia cần thiết hoặc sử dụng các vật liệu mối hàn quá kém trong kết cấu thép… Việc này làm tăng chi phí bảo trì và giảm tuổi thọ công trình.

Con người  và quá trình sử dụng: do nhu cầu sinh hoạt nên người sử dụng có thể thay đổi công năng cũng như kết cấu của công trình hiện trạng so với thiết kế ban đầu. Sự thay đổi do kém về nhận thức và kiến thức này có thể làm cho công trình hoặc bộ phận công trình chịu thêm các tải trọng bất lợi làm cho công trình hỏng hoặc nhanh xuống cấp hoặc gây khó khăn cho việc khắc phục thay thế nên ảnh hưởng đến công tác bảo trì. Ngoài ra sự chậm trễ hoặc không báo cáo hư hỏng của người sử dụng cũng là một trong các yếu tố làm giảm chất lượng công trình.

Những sự cố bất thường xảy ra khi công trình sử dụng như cháy nổ, lũ lụt, động đất làm cho công trình chịu thêm những tải trọng ngoài thiết kế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và kế hoạch bảo trì.

Sự quản lý và thực hiện bảo trì: Chủ sở hữu hoặc người quản lý dụng công trình cần thực hiện việc bảo trì theo quy trình đã được phê duyệt, trong trường hợp không có quy trình phê duyệt thì vẫn phải  thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng hiện hành. Việc này đòi hỏi cần có kế hoạch cụ thể để:  tiết kiệm chi phí; công việc này phải diễn ra một cách có hệ thống chứ không phải ngẫu nhiên;  việc này phải tuân theo các tiêu chuẩn và phải được giám sát; giảm thiểu các quyết định chủ quan và bảo dưỡng sửa chữa khẩn cấp.

Kế hoạch cần được lập tối thiểu hai mức độ là bảo trì dài hạn và bảo trì hàng năm. Bảo trì dài hạn có thể mở rộng đến 50-100 năm theo tuổi thọ công trình. Bảo trì hàng năm là khảo sát kiểm tra hàng năm, ghi chép sổ nhật ký và lịch sử công việc được đã thực hiện từ các năm trước. Hệ thống bảo trì nên được nâng cấp hàng năm.

Năng lực yếu kém của con người trong công tác thực hiện bảo trì dẫn đến có những nhận định chưa chính xác về các sự cố hoặc xuống cấp của công trình, đưa ra các giải pháp khắc phục sửa chữa không phù hợp hoặc không triệt để. Sự yếu kém trong quản lý chất lượng, quản lý công việc bảo trì nên có thể không thực hiện bảo trì đúng thời điểm hoặc dùng các vật liệu kém chất lượng để thay thế. Những việc này không những làm cho việc bảo trì không hiệu quả mà còn làm cho công trình không thể khôi phục được trạng thái như thiết kế ban đầu.

BXD

 

DANH MỤC HỒ SƠ PHỤC VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH – Phụ lục IX

1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.

3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

4. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bàn vẽ kèm theo).

5. Các kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng công trình, thử nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan.

6. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.

7. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.

8. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có).

10. Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).

Quý khách hàng và các Chủ Đầu Tư lưu ý kiểm tra pháp lý đơn vị Kiểm định như sau :

  • Tổ chức tham gia hoạt động Kiểm định (thiết kế) xây dựng cần đáp ứng các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được quy định tại Khoản 4 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, được sửa đổi, bổ sung tại các Điểm a, b Khoản 26 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023
  • Đơn vị kiểm định phải có chứng chỉ năng lực thiết kế với Loại công trìnhCấp công trình phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; (phân loại công trình theo công năng sử dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021; phân cấp công trình và áp dụng cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
  • Cá nhân chủ trì Kiểm định phải có chứng chỉ thiết kế phù hợp với Loại & cấp công trình sẽ kiểm định; Chủ trì kiểm định phải có kinh nghiệm kiểm định ít nhất 1 công trình cùng loại tương ứng. Chủ trì kiểm định phải trực tiếp kiểm tra hiện trạng và kiểm soát các công việc của các thành viên khác tại hiện trường.
  • Các công tác kiểm tra thí nghiệm phải có trong danh mục phép thử của phòng Las XD của đơn vị tiến hành Kiểm định.
  • Việc thực hiện Giám định xây dựng phải do đơn vị được công nhận bởi UBND cấp tỉnh

Kết Luận

Kiểm định công trình là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật trong xây dựng. Việc thực hiện kiểm định đúng quy trình sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả chủ đầu tư và người sử dụng – tránh các rủi ro pháp lý.

Để biết thêm chi tiết về kiểm định công trình, bạn có thể tìm hiểu tại Công ty TNHH Kiểm định và Giám định Xây dựng Miền Nam.


Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Kiểm định và Giám định Xây dựng Miền Nam

Zalo
0868.393.098